Viêm tai ngoài có thể tự khỏi không? Cách điều trị viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài có thể tự khỏi không
Viêm tai ngoài có thể tự khỏi không - Ảnh: BookingCare

Viêm tai ngoài có thể tự khỏi không? Cách điều trị viêm tai ngoài

Tác giả: - Xuất bản: 10/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 17/11/2023
Bệnh viêm tai ngoài hay gặp và ít trầm trọng hơn viêm tai giữa nhưng biến chứng của nó có thể để lại di chứng nặng nề cho tai. Vậy viêm tai ngoài có thể tự khỏi hay phải điều trị

Viêm tai ngoài gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người thường xuyên bơi lội và vệ sinh tai chưa đúng cách.Giải đáp câu hỏi viêm tai ngoài có thể tự khỏi không và cách điều trị bệnh hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm tai ngoài có thể tự khỏi? 

Tùy theo từng nguyên nhân và diễn biến bệnh, viêm tai ngoài có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Hầu hết các triệu chứng cũng sẽ cải thiện bằng một số kỹ thuật tự chăm sóc, vệ sinh tai đơn giản tại nhà.

Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau thông thường trong trường hợp đau tai nhiều. Nếu các triệu chứng của viêm tai ngoài không thuyên giảm đi hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ tai để tránh tình trạng nặng hơn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng?

Thông thường khi điều trị viêm tai ngoài, các triệu chứng sẽ cải thiện nhanh và khỏi hẳn sau 3-5 ngày.

Nếu trong quá trình tự theo dõi và vệ sinh tai ở nhà gặp những vấn đề sau bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa:

  • Triệu chứng tiến triển nặng hơn: đau tai tăng lên, chảy mủ tai nhiều.
  • Sốt cao kéo dài hoặc không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường.
  • Gặp thêm những triệu chứng mới chẳng hạn như đau đầu, tê vùng mặt.
  • Sau 2-3 ngày tự điều trị mà bệnh không có dấu hiệu giảm đi.
  • Ngoài ra đối với các trường hợp người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính giảm sức đề kháng như đái tháo đường, tăng huyết áp, hay trường hợp trẻ em nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm tai ngoài hiệu quả

Điều trị viêm tai ngoài cơ bản bao gồm: kiểm soát cơn đau, loại bỏ các mảng dịch tiết, làm thuốc tại chỗ để kiểm soát phù nề và nhiễm trùng, tránh các yếu tố góp phần làm nặng thêm tình trạng bệnh.

  • Kiểm soát cơn đau: bắt đầu từ các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Loại bỏ mảng bám dịch tiết, ráy tai: những mảng bám sẽ được loại bỏ trong quá trình làm thuốc tai tại các cơ sở khám chữa bệnh Tai - Mũi - Họng. Nếu có nhọt tai, bác sĩ có thể cân nhắc chích nặn nhọt, hút mủ trong một số trường hợp.
  • Làm thuốc tại chỗ: bác sĩ sẽ giúp vệ sinh ống tai, sát khuẩn với betadine, Đưa thuốc vào tai sau đó có thể nhét bấc để giúp dẫn thuốc vào. Thuốc đưa vào được dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, thuốc chống viêm corticosteroid, kháng sinh tại chỗ cho trường hợp vi khuẩn gây bệnh, các thuốc chống nấm như Lamisil trong trường hợp do nấm.
  • Thuốc toàn thân: được sử dụng khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ.
  • Lưu ý khi điều trị: hạn chế tối đa nước vào tai, sử dụng bông bịt tai khi đi tắm, dùng máy sấy tóc chế độ thấp để làm khô nước trong tai.

Viêm tai ngoài đáp ứng tốt với điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh từ 87% đến 97%. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng có thể cần dùng đến kháng sinh đường toàn thân hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tóm lại, Viêm tai ngoài là bệnh lý tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu chủ quan có thể tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của tai. Vì thế để biết viêm tai ngoài có thể tự khỏi không, phải điều trị hay không cần đến sự thăm khám và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết