Viêm thận lupus: Dấu hiệu bệnh? Điều trị như thế nào?
viêm thận lupus
Viêm thận lupus: Dấu hiệu bệnh? Điều trị như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Viêm thận lupus: Dấu hiệu bệnh? Điều trị như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 26/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 26/02/2024
Bệnh thận Lupus có thể nhẹ (như protein niệu không triệu chứng) hoặc tiểu máu vi thể và chức năng thận bình thường nhưng cũng có thể rất nặng như hội chứng thận hư nặng hoặc suy thận cấp.

Bệnh thận lupus (viêm thận lupus) là bệnh tổn thương thận thứ phát do bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh có cơ chế tự miễn dịch, biểu hiện lâm sàng bao gồm triệu chứng của bệnh lupus và triệu chứng của bệnh thận. Viêm thận lupus có thể gây những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và thậm chí gây tử vong.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm thận lupus trong bài viết dưới đây của BookingCare để hiểu hơn để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về căn bệnh này. 

Dấu hiệu viêm thận lupus

Viêm thận lupus là bệnh tổn thương thận thứ phát do bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh có cơ chế tự miễn dịch, biểu hiện lâm sàng bao gồm triệu chứng của bệnh lupus và triệu chứng của bệnh thận.

Triệu chứng có thể bao gồm cao huyết áp, nước tiểu nhiều bọt và phù, thường ở chân, bàn chân, hay mắt cá chân và thường ít ở tay hay mặt hơn. Vấn đề thận thường phát triển cùng một thời gian hay thời gian ngắn sau triệu chứng lupus xuất hiện và có thể gồm:

  • Triệu chứng cơ xương khớp: Đau hay sưng khớp, đau cơ
  • Tổn thương da và niêm mạc: Ban đỏ, thường ở mặt và còn gọi là ban cánh bướm vì giống con bướm, loét miệng
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt, sụt cân, rụng tóc, đau ngực, khó thở. Sốt không rõ nguyên nhân
  • Triệu chứng thận: tiểu ra máu, protein niệu ở các mức độ khác nhau, phù, cao huyết áp hay gặp viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư và suy thận.

Nguyên nhân viêm thận lupus

Nguyên nhân gây viêm thận lupus chủ yếu liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Viêm thận lupus được chẩn đoán ở khoảng 50% bệnh nhân bị lupus và thường tiến triển trong vòng 1 năm sau chẩn đoán.

Chẩn đoán viêm thận lupus

Chẩn đoán xác định thận lupus phải khẳng định được 2 yếu tố sau:

  • Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế
  • Có tổn thương thận được biểu hiện bằng có protein niệu thường xuyên và /hoặc hồng cầu, trụ hạt mà chủ yếu là trụ hồng cầu.

Qua kinh nghiệm lâm sàng và sinh thiết thận, khoa thận bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra những kinh nghiệm chẩn đoán viêm thận lupus như sau:

  • Có biểu hiện viêm không đặc hiệu:
    • Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân nhiễm khuẩn, đặc biệt là lao.
    • Tốc độ máu lắng tăng, Gamma Globulin máu tăng
  • Có 4/11 tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống trong đó có 1 tiêu chuẩn về miễn dịch học
  • Biểu hiện thận: phải có protein niệu dương tính 1(+) trở lên ( > 0,2g /24h), có thể có kèm theo hồng cầu niệu, trụ niệu.

Phương pháp điều trị viêm thận lupus

Viêm thận lupus hiện không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các thuốc sử dụng chủ yếu là ức chế quá trình viêm hoặc can thiệp vào chức năng miễn dịch.

Trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống theo lớp tổn thương mô bệnh học, không có sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn, tuy nhiên với trẻ em cần tránh các thuốc ảnh hưởng lâu dài đến sinh dục và sinh sản. 

Sau khi sinh thiết thận, tùy theo phân loại bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị viêm thận lupus khác nhau:

  • Viêm thận lupus cấp I: chỉ điều trị những biểu hiện ngoài thận.
  • Viêm thận lupus cấp II: điều trị những biểu hiện ngoài thận. Khi có tình
    trạng lâm sàng nặng nên cần sinh thiết lại thận. Nếu có thay đổi về thể tổn thương mô bệnh học thận sẽ điều trị như cấp bệnh mới.
  • Viêm thận lupus cấp III: tổn thương nhẹ chủ yếu điều trị bằng liệu pháp
    corticoids. Nếu tổn thương nặng điều trị như viêm cầu thận lupus cấp IV.
  • Viêm thận lupus cấp IV và cấp V: là thể nặng nhất, cần điều trị tích cực. Có nhiều thuốc ức chế miễn dịch có thể lựa chọn tùy thuộc vào bệnh nhân có chống chỉ định với nhóm nào.

Trong trường hợp bệnh nhân viêm thận lupus không sinh thiết thận, bác sĩ có thể linh hoạt lựa chọn phác đồ điều trị dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc bệnh nhân có hội chứng cầu thận cấp.

Sống chung với viêm thận lupus

Viêm thận lupus là một bệnh nguy hiểm. Mặc dù được điều trị nhưng 10% - 30% bệnh nhân viêm thận lupus vẫn tiến tới suy thận thận giai đoạn cuối và phải được điều trị bằng lọc máu hay ghép thận.

Bác sĩ không thể dự đoán bệnh nhân sẽ đáp ứng hay không đáp ứng với điều trị. Do vậy, bệnh nhân bị nghi ngờ viêm thận lupus cần được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh thận mạn hay tổn thương thận lâu dài.

Chế độ ăn và dinh dưỡng đã không đóng vai trò là nguyên nhân hay ngăn ngừa viêm thận lupus. Dù vậy, để cải thiện chức năng thận, người bệnh nên hạn chế lượng protein và muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Điều trị viêm thận lupus cần phải kéo dài và thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh. Người bệnh nên chú ý lịch khám, sử dụng thuốc đúng và đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhìn chung, viêm thận lupus là một căn bệnh phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Quá trình tiến triển của bệnh thận phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh lupus. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh lupus là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tổn thương thận do viêm thận lupus.

Để đảm bảo sự chăm sóc và điều trị hiệu quả, người bệnh cần được theo dõi định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết