Viêm thanh quản khám ở đâu tốt tại Hà Nội?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 21/02/2017 - Cập nhật lần cuối: 21/12/2024

Viêm thanh quản có thể cấp tính hoặc mãn tính. Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản được kích hoạt bởi nhiễm virus tạm thời hoặc biến dạng giọng nói và không nghiêm trọng.

Viêm thanh quản không phát hiện sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm thanh quản không phát hiện sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh: Uciheadandneck

Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kích thích, gây ra sưng biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói âm thanh khàn.  

Trong một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không phát ra được. Bệnh càng trở nên phổ biến hơn khi thời tiết thay đổi và vào mùa lạnh.

Nguyên nhân, triệu chứng Viêm thanh quản

Viêm thanh quản có 2 dạng: Viêm thanh quản cấp tính (diễn ra trong thời gian ngắn rồi khỏi) và Viêm thanh quản mạn tính (tái đi tái lại nhiều lần).

1. Nguyên nhân bị viêm thanh quản 

Viêm thanh quản cấp tính

  • Nhiễm trùng virus, như cảm lạnh
  • Phát âm căng thẳng, gây ra do la hét hoặc sử dụng quá mức giọng nói
  • Virus như bệnh sởi hoặc quai bị
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn như bạch hầu, mặc dù điều này là rất hiếm

Viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản kéo dài hơn ba tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Đây là loại viêm thanh quản thường được gây ra bởi chất kích thích theo thời gian.

  • Hít chất kích thích, chẳng hạn như khí thải hóa chất, chất gây dị ứng hoặc hút thuốc
  • Acide trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Viêm xoang mãn tính
  • Sử dụng quá nhiều rượu
  • Thói quen lạm dụng giọng nói (chẳng hạn như với các ca sĩ)
  • Hút thuốc
  • Vi khuẩn hoặc nhiễm nấm
  • Nhiễm trùng với một số ký sinh trùng...

2. Triệu chứng viêm thanh quản 

Viêm thanh quản cấp

  • Khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột
  • Đau nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi
  • Cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng
  • Ho, ho khan hoặc ho có đờm
  • Các triệu chứng của viêm thanh quản cấp tính có thể khỏi sau khoảng 7 ngày. 

Viêm thanh quản mãn tính 

Viêm thanh quản cấp tính không được điều trị dứt điểm tận gốc nguyên nhân sẽ dẫn đến tình trạng mạn tính, quá trình điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn. Triệu chứng điển hình của bệnh là: 

  • Thay đổi giọng nói: khàn tiếng là dấu hiệu quan trọng nhất, khàn tiếng kéo dài lúc tăng, lúc giảm, kèm theo ho, đôi khi có kèm cảm giác nói đau. 
  • Ho khan vào buổi sáng do chất nhầy xuất tiết bám ở thanh quản. Ngoài ra còn có cảm giác ngứa, cay và khô rát ở vùng thanh quản.

Khi gặp các triệu chứng kể trên, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành mạn tính. 

 triệu chứng của viêm thanh quản
Ho khan là triệu chứng thường gặp ở người bị Viêm thanh quản - Ảnh: beshto

Viêm thanh quản khám chữa ở đâu tốt tại Hà Nội?

Khi cần thăm khám bệnh viêm thanh quản, bệnh nhân có thể lựa chọn một số đơn vị chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín hàng đầu tại Hà Nội dưới đây.

1. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

Là bệnh viện tuyến cuối trong khám, điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng người lớn và trẻ em. Bệnh viện là nơi đã và đang làm việc của nhiều bác sĩ Tai Mũi Họng giỏi, những bác sĩ nổi tiếng. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chứa bệnh ngày càng tăng của người bệnh, bệnh viện không ngừng cập nhật những phương pháp chữa bệnh mới như: mổ nội soi mũi xoang và nền sọ, tạo hình tai - xương chũm phục hồi sức nghe, vi phẫu thuật thanh quản phục hồi giọng nói, phẫu thuật và tạo hình các khối u đầu mặt cổ, ứng dụng Laser trong điều trị các bệnh về Tai mũi họng...

Nguời bệnh có thể đăng ký khám viêm thanh quản tại Khoa khám bệnh hoặc Khoa khám bệnh theo yêu cầu, kể triệu chứng bệnh để được sắp xếp khám với bác sĩ phù hợp. 

bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
Cổng số 1 - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - Ảnh: BookingCare

2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Với đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng có trình độ cao, được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế; cùng với sự hỗ trợ của các chuyên khoa khác trong bệnh viện; khoa phấn đấu trở thành một trung tâm Tai Mũi Họng hàng đầu của Việt Nam trong đó có các lĩnh vực được ưu tiên phát triển như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Tai và phẫu thuật - tạo hình các khối u đầu mặt cổ.   

Người bệnh có thể đăng ký khám tại Khoa khám bệnh, Khoa khám theo yêu cầu, hoặc khám trực tiếp tại Khoa Tai Mũi Họng. Tuy nhiên, các khoa khám này thường sẽ đông bệnh nhân, khi đi khám có thể mất nhiều thời gian chờ đợi. 

3. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Khoa áp dụng những kỹ thuật thăm khám và làm thủ thuật như:

  • Khám nội soi Tai Mũi Họng ống cứng, ống mềm
  • Thăm dò chức năng tai giữa, tai trong
  • Làm các thủ thuật chuyên khoa: chọc rửa xoang, khí dung mũi họng, chích rạch màng tai dẫn lưu, chích rạch áp xe, sinh thiết các khối u vùng đầu cổ dưới nội soi, làm proetz, rửa mũi xoang bằng máy nhịp xung dưới nội soi, rửa tai, rửa hút mũi trẻ em...

4. Bệnh viện Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: Số 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện An Việt là một bệnh viện ngoài công lập, với chuyên khoa Tai Mũi Họng tại đây được sự cố vấn của PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương).

Bệnh viện trang bị các thế hệ máy móc hiện đại như: máy nội soi Tai Mũi Họng hiện đại và máy chụp cắt lớp vi tính hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý xoang mũi.

bệnh viện đa khoa an việt
Tòa nhà Bệnh viện Đa khoa An Việt - Ảnh: Báo Nhân dân điện tử

5. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc ngay từ khi mới thành lập đã luôn đề ra mục tiêu hoạt động là chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, hiệu quả nhất các vấn đề về tai -mũi-họng.

Trên cơ sở chú trọng đẩy mạnh đầu tư hệ thống trang thiết bị chuyên sâu tiên tiến và phát triển đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, khoa Tai – Mũi – Họng không chỉ đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị của đông đảo bệnh nhân, mà còn làm hài lòng khách hàng với những dịch vụ y tế chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả.

bác sĩ đang khám họng cho bệnh nhân
Bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đang khám cho bệnh nhân - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Xét nghiệm chẩn đoán

Các dấu hiệu thường gặp nhất của viêm thanh quản là khàn tiếng. Thay đổi trong giọng nói có thể khác nhau với các mức độ nhiễm trùng hoặc kích ứng từ nhẹ đến khàn tiếng gần như mất giọng nói.

Nếu có khàn tiếng mãn tính, bác sĩ có thể muốn nghe giọng nói và để kiểm tra các dây thanh âm, và có thể giới thiệu đến một bác sỹ tai mũi họng và các chuyên gia.

  • Kiểm tra dây thanh: thủ tục gọi là laryngoscopy, bằng cách sử dụng ánh sáng và gương nhỏ để nhìn vào mặt sau của cổ họng. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng laryngoscopy cáp quang. Bao gồm việc chèn một ống mỏng, linh hoạt (nội soi) với một máy ảnh nhỏ và ánh sáng qua mũi hoặc miệng và vào phía sau của cổ họng. Sau đó, bác sĩ  có thể xem các chuyển động của dây thanh âm như khi nói.
  • Sinh thiết: Nếu bác sĩ thấy một khu vực đáng ngờ, người đó có thể làm sinh thiết - lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Phòng chống viêm thanh quản

Để ngăn ngừa khô hoặc kích ứng cho dây thanh âm bạn cần:

  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc
  • Uống nhiều nước
  • Tránh làm sạch cổ họng quá nhiều
  • Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
https://www.dieutri.vn/taimuihong/25-4-2011/S304/Viem-thanh-quan-Khan-tieng.htm
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/