Xạ trị hay hóa trị nặng hơn? Nên chọn phương pháp nào?
Xạ trị hay hóa trị nặng hơn? Nên chọn phương pháp nào?
Xạ trị hay hóa trị nặng hơn?
Xạ trị hay hóa trị nặng hơn? Nên chọn phương pháp nào? - Ảnh: BookingCare

Xạ trị hay hóa trị nặng hơn? Nên chọn phương pháp nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 31/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 31/12/2023
Xạ trị hay hóa trị nặng hơn là thắc mắc chung của của nhiều bệnh nhân cũng như gia đình có thân nhân mắc ung thư. Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bên cạnh phẫu thuật thì xạ trịhóa trị (hóa chất) là hai phương pháp điều trị chính hiện nay trong điều trị bệnh lý ung thư. Mỗi một phương pháp điều trị đều có mục đích của riêng nó cũng như cơ chế khác nhau, ưu nhược điểm khác nhau.

Phẫu thuật và xạ trị mục tiêu chủ yếu là tại khu vực, trong khi đó hóa chất được biết đến như là phương pháp điều trị toàn thân (đôi khi nó cũng được dùng cho một khu vực).

Lựa chọn phác đồ điều trị là phải tính đến nhiều yếu tố từ loại bệnh, thể giải phẫu bệnh, giai đoạn bệnh, tình trạng chung của bệnh nhân, nhu cầu của người bệnh và thậm chí là cơ sở vật chất của đơn vị điều trị,…

Do vậy, phác đồ điều trị có tính riêng biệt với từng bệnh nhân, thậm chí là khác nhau ngay cả với những bệnh nhân có cùng chẩn đoán, cùng giai đoạn bệnh.

Như vậy, là người bệnh, ta sẽ lựa chọn xạ trị hay hóa chất đây?

Có lẽ câu hỏi này sẽ phải đặt trong một tình huống cụ thể, một trường hợp bệnh cụ thể. Tuy nhiên trước khi đưa ra lựa chọn cho riêng mình, là người bệnh chúng ta nên biết về ưu nhược điểm của chúng.

Mục tiêu của xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư

Về mục tiêu điều trị, cả hai phương pháp xạ trị và hóa trị đều được sử dụng cho mục đích:

  • Chữa bệnh: Tiêu diệt, loại bỏ các tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư tái phát.
  • Kiểm soát ung thư: Thu nhỏ, làm chậm sự phát triển của khối u hoặc ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư sang các bộ phận khác của cơ thể (Tính kiểm soát của xạ trị là tại chỗ, tại vùng. còn với hóa chất thì nó là toàn thân).
  • Giảm đau: Thu nhỏ khối u để giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân.

Hóa trị và xạ trị phương pháp nào nặng hơn?

Thực chất, không thể trả lời chính xác rằng một trong hai phương pháp này, phương pháp nào nặng hơn. Câu hỏi này được đặt ra có lẽ có liên quan đến những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trong quá đình điều trị.

Việc gặp phải tác dụng phụ nào, nặng hay nhẹ cũng tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn ung thư và cơ địa của mỗi người bệnh chứ không cố định.

Vậy hãy cùng tìm hiểu một số tác dụng phụ phổ biến do hai phương pháp điều trị ung thư này gây ra.

Tác dụng phụ của hóa trị

Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp hóa trị có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Rụng tóc
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu
  • Thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Vấn đề về tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy,...
  • Lở loét miệng, lưỡi,...
  • Cảm giác tê hoặc ngứa râm ran chân tay
  • Da khô, sạm
  • Chức năng thận bị ảnh hưởng
  • Giảm ham muốn và chức năng tình dục

Tác dụng phụ của xạ trị

Các tác dụng phụ sớm (cấp tính) do xạ trị có thể xuất hiện ngay sau một vài tuần điều trị và có thể thuyên giảm dần hoặc mất đi sau khi điều trị xong. Một số tác dụng phụ khác thì xuất hiện muộn hơn - sau khi kết thúc xạ trị vài tháng đến vài năm.

  • Mệt mỏi
  • Da ở vùng xạ trị bị kích ứng, tấy đỏ, phồng rộp
  • Rụng tóc
  • Với bệnh nhân xạ trị u não: Nhức đầu, giảm thính lực, suy giảm trí nhớ, buồn nôn, nôn mửa,....
  • Xạ trị vùng đầu - cổ: Loét miệng, đau họng, khô miệng, khó nuốt, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đau tai, cứng hàm
  • Xạ trị vùng ngực: Viêm phổi do phóng xạ, xơ cứng động mạch, tổn thương van tim,... (các tác dụng phụ này thường ít gặp hơn)

Nhìn chung, cả xạ trị và hóa trị đều có thể gây ra các tác dụng phụ. Việc quyết định sử dụng phương pháp nào để điều trị sẽ phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của mỗi bệnh nhân. Hãy đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn về hướng điều trị có lợi nhất cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare