Xét nghiệm miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và chẩn đoán các bệnh lý khác nhau trong lĩnh vực y tế, cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình điều trị và quản lý sức khỏe.
Xét nghiệm miễn dịch là một loại xét nghiệm được thực hiện để tìm ra các căn nguyên như nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), hormone, sắc tố hemoglobin trong máu,… từ đó giúp chẩn đoán được các bệnh khác nhau dựa vào kết quả của phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tổng hợp.
Việc thực hiện xét nghiệm miễn dịch sẽ giúp đánh giá đúng hơn về tình hình sức khỏe của mỗi người, từ đó có phương hướng điều trị bệnh lý thích hợp.
Có nhiều loại xét nghiệm miễn dịch khác nhau phù hợp với mục đích tìm kiếm kháng nguyên khác nhau là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe của con người.
Xét nghiệm miễn dịch giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Cụ thể:
Xét nghiệm miễn dịch đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, cho phép phát hiện, sàng lọc và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở con người. Những xét nghiệm miễn dịch phổ biến hiện nay là:
Xét nghiệm dị ứng
Xét nghiệm dị ứng khá đa dạng bởi còn tùy theo tác nhân gây dị ứng.
Ví dụ như dị ứng qua đường hô hấp, tác nhân gây dị ứng có thể là khói bụi, phấn hoa, lông động vật,… thì xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu sẽ thường được thực hiện. Nếu dị ứng qua đường tiêu hóa, nghĩa là dị ứng với 1 thành phần trong thực phẩm như hải sản, đậu nành,… thì cần xét nghiệm qua thức ăn.
Ung thư nói chung và ung thư đường tiêu hóa nói riêng đang ngày một phổ biến, diễn tiến bệnh nguy hiểm và phức tạp. Xét nghiệm cũng có vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư đường tiêu hóa.
Dấu hiệu tìm kiếm là sắc tố hemoglobin đặc trưng của máu xuất hiện trong phân. Nguyên nhân gây bất thường này có thể do polyp, bệnh trĩ hoặc ung thư dạ dày, ung thư tá tràng,…
Xét nghiệm miễn dịch sàng lọc ung thư tiêu hóa được khuyến cáo thực hiện với các đối tượng nguy cơ cao như:
Thử thai cũng là một trong những xét nghiệm miễn dịch, cho biết chính xác bạn có đang mang thai hay không. Cụ thể, xét nghiệm này dựa trên phát hiện sự có mặt của hormone thai kỳ HCG trong nước tiểu.
Kháng thể đặc biệt gắn ở que thử thai sẽ gắn kết với beta-HCG xét nghiệm dương tính khi xuất hiện hoặc đổi màu vạch thứ hai trên que thử tức là có beta-HCG trong nước tiểu. Điều này nghĩa là bạn đang mang thai. Ngược lại nếu que chỉ hiện 1 vạch, hormone thai kỳ không tồn tại tức là bạn chưa mang thai.
Xét nghiệm này tương đối đơn giản nhưng cho kết quả chính xác và dễ dàng thực hiện tại nhà.
Xét nghiệm nước tiểu tìm kiếm những yếu tố như: máu, đường, protein hoặc tế bào viêm có trong nước tiểu.
Nếu dương tính, có thể bệnh nhân đã mắc các bệnh như: nhiễm trùng đường tiểu, suy thận, đái tháo đường,…
Xét nghiệm miễn dịch cũng được thực hiện để nhận diện một số bệnh như HPV, HIV, viêm gan C, viêm Amidan,... Dựa trên phát hiện kháng thể đặc trưng, kết quả xét nghiệm gợi ý loại vi trùng gây bệnh và từ đó định hướng chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.
Phụ nữ mang thai cũng có thể thực hiện xét nghiệm này nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe, bản thân có đang nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng gây bệnh hay không.
Việc sử dụng các chất kích thích như cần sa, doping, thuốc lắc, cocain, morphin, ma túy tổng hợp,… sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trung ương. Xét nghiệm miễn dịch sẽ đánh giá hệ thần kinh này có đang chịu ảnh hưởng bởi tác nhân kích thích hay không.
Ngoài ra, xét nghiệm này cũng giúp phát hiện các tác nhân gây bệnh khác như: chất độc, hóa chất, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đôi khi cơn bệnh nhẹ không gây ra triệu chứng rõ ràng nên khó để nhận biết. Xét nghiệm dựa trên phát hiện những protein đặc hiệu tăng cao trong nhồi máu cơ tim, từ đó giúp chẩn đoán bệnh và điều trị sớm.
Kết quả xét nghiệm miễn dịch sẽ được bác sĩ giải thích và tư vấn cụ thể.
Kết quả xét nghiệm miễn dịch chỉ là một trong những yếu tố giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Để có kết quả chính xác, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để thực hiện thêm các xét nghiệm thăm dò chức năng tuần hoàn và các thăm khám cần thiết khác.
Nếu kết quả xét nghiệm miễn dịch bất thường, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được điều trị kịp thời.