Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. May mắn thay, ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa và chữa trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Xét nghiệm PAP (hay còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung PAP) là một trong những xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Vậy xét nghiệm PAP là gì? Xét nghiệm PAP để làm gì? Khi nào cần xét nghiệm PAP? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Xét nghiệm PAP là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung thông qua việc kiểm tra tế bào cổ tử cung dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này được đặt theo tên của một bác sĩ, nhà khoa học người Hy lạp, Georgios Papanikolaou, người đã phát triển xét nghiệm.
Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu tế bào từ bề mặt cổ tử cung, sau đó gửi đi kiểm tra tại phòng xét nghiệm.
Khi đi khám phụ khoa định kỳ các bác sĩ thường tư vấn và chỉ định xét nghiệm PAP với chị em muốn kiểm tra, soi cổ tử cung và khám cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy tăm bông hoặc bàn chải cổ tử cung chuyên dụng để lấy lớp tế bào từ hai mẫu của cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung. Các tế bào này sẽ được phết trên lam kính và chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.
Xét nghiệm PAP được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm quan trọng để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Từ đó giúp bác sĩ phát hiện có bất thường hay không để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu, khẳng định bệnh.
Xét nghiệm phết tế bào PAP được ứng dụng chủ yếu để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này đặc biệt hiệu quả để phát hiện và tìm kiếm những tế bào biến đổi có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào cổ tử cung PAP cũng có thể tìm những tế bào biến đổi hình thái do nguyên nhân nhiễm virus HPV, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Việc chủ động sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm những tổn thương từ giai đoạn tiền ung thư, trước khi xuất hiện các triệu chứng. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, cơ hội điều trị có thể lên tới 90%.
Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm PAP kết hợp với xét nghiệm HPV giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung, nếu đang ở độ tuổi từ 21 đến 65, chị em nên làm xét nghiệm PAP thường xuyên:
Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn vẫn nên sàng lọc thường xuyên kể cả sau 65 tuổi. Chị em có thể có nguy cơ cao hơn nếu bạn: đã có xét nghiệm PAP bất thường trong quá khứ, bị nhiễm HIV, có hệ thống miễn dịch suy yếu,...
Nếu bạn dưới 21 tuổi, việc sàng lọc ung thư cổ tử cung không được khuyến khích. Nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở độ tuổi này là rất thấp. Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào trong tế bào cổ tử cung đều có khả năng tự khỏi.
Kết quả xét nghiệm PAP được chia thành 3 trường hợp, bao gồm
Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm PAP chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:
Như vậy, xét nghiệm PAP là phương pháp đơn giản nhưng có vai trò quan trọng tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về xét nghiệm này.