Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong hệ thống nội tiết, điều hòa chức năng cơ thể thông qua việc sản xuất và tiết ra các hormone. Khi có sự bất thường về tuyến giáp, cần phải thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng tuyến giáp để xác định tình trạng cụ thể. Trong đó, Xét nghiệm hormone T3 (Triiodothyronine) được áp dụng phổ biến.
Xét nghiệm này đo mức triiodothyronine (T3) trong máu của bạn. T3 là một trong hai hormone chính được tạo ra bởi tuyến giáp của bạn, hormone còn lại được gọi là thyroxine (T4). Những hormone này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng, sức mạnh cơ bắp và hệ thần kinh,...
Hormon T3 có hai dạng:
Từ đó, chúng ta có thể thực hiện 2 loại xét nghiệm để đánh giá hormone T3 đó là:
Một trong hai xét nghiệm có thể được sử dụng để kiểm tra mức T3. Nếu mức T3 không bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
Xét nghiệm T3 thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp. Đặc biệt là dùng để chẩn đoán cường giáp bởi hormone T3 tăng là dấu hiệu của bệnh này.
Ngoài ra xét nghiệm T3 còn để theo dõi quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp khi bệnh nhân đang dùng thuốc.
Bạn có thể cần xét nghiệm T3 nếu bạn có triệu chứng cường giáp như giảm cân không rõ lý do, mắt lồi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, tăng tiết mồ hôi, mẫn cảm với nhiệt,...
Những thay đổi về tuyến giáp có thể xảy ra trong thai kỳ. Những thay đổi này thường không nghiêm trọng và hầu hết phụ nữ mang thai không cần xét nghiệm T3. Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm T3 trong thai kỳ nếu thai phụ có triệu chứng của bệnh tuyến giáp, tiền sử bệnh tuyến giáp,...
Chỉ số xét nghiệm T3 ở mức bình thường khi:
Nếu kết quả của bạn cho thấy mức T3 toàn phần hoặc mức FT3 cao, điều đó có thể có nghĩa là bạn bị cường giáp. Tuy nhiên, kết quả T3 cao còn có thể do cường giáp hoặc do gan, thận bị tổn thương. Kết quả FT3 cao hơn mới chắc chắn do cường giáp.
Mức T3 thấp có thể phản ánh tình trạng suy giáp khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp hoặc tình trạng thiếu ăn. Ngoài ra, chỉ số T3 cũng sẽ giảm khi bị ốm bệnh trong thời gian dài.
Kết quả xét nghiệm T3 thường được so sánh với kết quả xét nghiệm T4 và xét nghiệm TSH để giúp chẩn đoán bệnh tuyến giáp chính xác.
Nhìn chung không cần có bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào cho xét nghiệm T3 (không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu). Tuy nhiên nếu đang sử dụng thuốc, bạn có thể sẽ được yêu cầu tạm ngưng sử dụng bởi một số loại thuốc có thể tăng hoặc giảm mức T3.