Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp bạn cần biết
Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp bạn cần biết - Ảnh: BookingCare

Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp bạn cần biết

Tác giả: - Xuất bản: 26/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Trong bài viết dưới đây BookingCare sẽ đi vào tìm hiểu các xét nghiệm phổ biến trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp bao gồm TSH, T4, T3, TG và TPO-Ab. Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm nhiều loại xét nghiệm khác.

Các xét nghiệm tuyến giáp là thực hiện để đánh giá chức năng của tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở cổ có chức năng kiểm soát sự trao đổi chất và điều chỉnh các chức năng cơ thể quan trọng: chu kỳ kinh nguyệt, nhịp thở, mức cholesterol,….

Khi có vấn đề về tuyến giáp, cơ thể sẽ có dấu hiệu bất thường về nội tiết và trao đổi chất. Do đó, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp ra đời nhằm đánh giá tình trạng hoạt động và phát hiện ra bệnh lý tuyến giáp.

Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp bạn cần biết

Khi so sánh các giá trị kết quả của xét nghiệm tuyến giáp, đồng thời với các xét nghiệm liên quan, bác sỹ có thể xác định tình trạng sức khỏe của người thăm khám: suy giáp, cường giáp hoặc một số bất thường về tuyến giáp khác.

Xét nghiệm TSH (Hormon kích thích tuyến giáp)

Xét nghiệm TSH có tên đầy đủ là Thyroid-stimulating Hormone là xét nghiệm đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu. TSH được sản xuất bởi tuyến yên, một cơ quan nhỏ nằm dưới não và đằng sau các hốc xoang.

Sự sản xuất TSH được điều hòa theo cơ chế hệ thống thông tin phản hồi của cơ thể để duy trì số lượng ổn định của kích thích tố tuyến giáp thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) trong máu.

Xét nghiệm TSH thường được lựa chọn để đánh giá chức năng tuyến giáp và/hoặc các triệu chứng cường giáp, suy giáp.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm TSH:

  • Chỉ số TSH từ 0,4 – 5 mIU/L: Người xét nghiệm bình thường.
  • Chỉ số TSH cao hơn 0,4 – 5 mIU/L: Người xét nghiệm có thể từng bị suy giáp hoặc đã cắt bỏ tuyến giáp và đang sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Hoặc dùng các loại thuốc gây ra biến chứng suy giáp sau điều trị như thuốc kháng giáp trạng (Amiodaron, PTU, Lithlum…).
  • Chỉ số TSH thấp hơn 0,4 – 5 mIU/L: Người xét nghiệm có thể bị bệnh Basedow gây ra cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp, tuyến giáp đa nhân, suy giáp thứ phát. Người bệnh đã cắt bỏ tuyến giáp hoặc đang điều trị suy giáp và dùng thuốc hormone tuyến giáp quá mức.

Xét nghiệm T4 (Thyronxine)

T4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine).

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm T4:

Vì T4 tồn tại ở 2 dạng trong cơ thể, nên có 2 loại xét nghiệm T4 là xét nghiệm T4 toàn phần và xét nghiệm T4 tự do. 

  • Chỉ số T4 toàn phần bình thường: 5,0 – 12,0 ng/dL
  • Chỉ số T4 tự do bình thường: 0,8 – 1,8 ng/dL

Nếu kết quả T4 cao hơn so với ngưỡng thông thường người xét nghiệm có thể đang mắc một số bệnh về tuyến giáp như cường giáp, bướu đa nhân độc, viêm tuyến giáp…

Còn nếu kết quả T4 thấp hơn bình thường, người xét nghiệm có thể đang gặp các tình trạng như suy giáp, bệnh liên quan đến tuyến yên, chế độ ăn uống có vấn đề do thiếu iod, nhịn ăn, suy dinh dưỡng.

Xét nghiệm T3 (Triiodothyronine)

T3 (Triiodothyronine) là một hormone được tiết ra bởi tuyến giáp cùng với T4 (thyroxine). Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa giữa các tế bào.

Bằng cách định lượng hormone T3 trong máu, bác sĩ có thể xác định xem bạn có vấn đề về tuyến giáp hay không.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm T3:

Tương tự T4 thì T3 cũng có 2 loại xét nghiệm là T3 toàn phần và T3 tự do. Giá trị bình thường của 2 chỉ số này là:

  • T3 toàn phần: 1,3 - 3,1 nmol/L
  • T3 tự do: 3.1 - 6.8 pmol/L

Khi chỉ số T3 tăng cao hoặc giảm thấp là dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là bệnh cường giáp.

Các chỉ số T3 sẽ tăng giảm tương ứng với hormone T4, tuy nhiên, ở một số trường hợp (bệnh nhiễm độc tuyến giáp do T3) thì T3 tăng nhưng T4 lại bình thường.

Xét nghiệm TG (Thyroglobulin)

TG (viết tắt của Thyroglobulin) là glycoprotein do các tế bào nang tuyến giáp sản xuất và được giải phóng vào máu cùng với các hormone khác. Chỉ số TG thường tăng trong các loại ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.

Xét nghiệm TG là một xét nghiệm đo nồng độ TG có trong máu. Kết quả này là cơ sở cho việc chẩn đoán ung thư tuyến giáp và các bệnh lý khác liên quan đến tuyến giáp.

Ngoài ra, xét nghiệm TG cũng được chỉ định với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

  • Phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất TG nữa không so với trước khi điều trị ung thư.
  • Xác định kết quả điều trị ung thư có khả quan hay không.
  • Phát hiện tái phát ung thư sau điều trị.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm TG:

Chỉ số TG trong cơ thể chúng ta giao động trong mức từ 0.2 – 5 ng/mL.

Chỉ số TG tăng lên trong các trường hợp:

  • Các thể ung thư biệt hóa tuyến giáp chưa được điều trị hoặc đã đến giai đoạn di căn 
  • Tái phát bệnh sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu.
  • Ung thư tuyến giáp di căn sau những đợt điều trị ban đầu.
  • Một số bệnh tuyến giáp lành tính như : Basedow, viêm tuyến giáp cấp, u giáp lành tính, u hạch lành tính,…

Chỉ số TG giảm đi trong các trường hợp:

  • Đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoàn toàn.
  • Nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo sau điều trị các thuốc kháng giáp

Xét nghiệm TPO-Ab (Thyroperoxidase Antibodies)

Xét nghiệm Anti - TPO là loại xét nghiệm chỉ số kháng thể Thyroid trong cơ thể. Đây là một loại kháng thể được các tế bào cơ thể sản sinh ra nó có thể tấn công các mô khỏe mạnh một cách không thể kiểm soát được.

Xét nghiệm TPO-Ab thường được chỉ định trong Viêm tuyến giáp Hasimoto. Một số bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp, Basedow.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm TPO-Ab:

Khoảng giá trị bình thường của xét nghiệm Anti TPO là < 34 U/ml, khi đó chỉ xuất hiện lượng kháng thể kháng enzyme Thyroid Peroxidase rất nhỏ trong máu, được coi là âm tính.

Chỉ số TPO-Ab trong xét nghiệm tuyến giáp tăng trong các trường hợp mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn như Viêm tuyến giáp Hashimoto, Bệnh Graves và một số vấn đề tuyến giáp khác.

Xét nghiệm Tg và TPO-Ab thường được thực hiện cùng nhau để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Như vậy, trên đây là một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp phổ biến và ý nghĩa của chúng để bạn đọc có thể hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết