Tiểu đường là bệnh lý cần điều trị lâu dài đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, máu nhiễm mỡ, suy thận, đột quỵ,...
Chính vì vậy, để tránh bệnh tiến triển nặng, kiểm soát lượng đường trong máu, việc chú ý chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu những ví dụ cụ thể cho việc lên thực đơn bữa ăn 7 ngày cho người bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ cho người bệnh tiểu đường
- Nguyên tắc 1: Kiểm soát mức năng lượng đưa vào cơ thể phụ thuộc cơ địa mỗi cá nhân.
- Nguyên tắc 2: Các thành phần sinh năng lượng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cần kiểm soát theo tỷ lệ cân đối và đảm bảo đều đặn hàng ngày. Khi kiểm soát được 3 thành phần trên người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn.
- Nguyên tắc 3: Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...
Một số lưu ý khi lên thực đơn cho người tiểu đường
- Nên ăn vừa phải các món ăn chứa nhiều tinh bột. Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-60% lượng tinh bột so với người bình thường. Những lưu ý khi lựa chọn và chế biến món ăn cho người bị bệnh tiểu đường
- Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 quả trứng 1 ngày và tối đa 5 quả/ tuần
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội, pate, …
- Người bị bệnh tiểu đường nên chế biến các món ăn theo cách luộc, hấp, hạn chế chiên xào, hầm nhừ.
- Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc, ăn nhiều cá để bổ sung chất đạm.
- Không ăn nội tạng động vật.
- Nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ. Nên chọn những loại trái cây ít đường như dưa lưới, dâu tây, cam, dứa, táo, lê,… Hạn chế những loại trái cây có chứa nhiều đường như nho, xoài, dưa hấu, anh đào, …
- Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhạt. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 6g muối. Hạn chế ăn các món mặn như mắm, chao, dưa muối…
Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh và suy nghĩ tích cực.
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh tiểu đường
Thứ 2:
- Sáng: Salad ức gà, sữa hạnh nhân, Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con). Canh bí đỏ nấu thịt. Cá kho. Đậu phụ. Trái cây
- Chiều: Bánh quy ít đường
- Tối: Cơm (1 bát con). Rau cải luộc. Thịt kho. Trái cây
Thứ 3:
- Sáng: Bánh cuốn, Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con). Canh cá hồi nấu măng chua. Thịt gà kho. Rau muống luộc. Trái cây
- Chiều: Sữa chua ít đường
- Tối: Cơm (1 bát con). Canh cải xoong nấu tôm. Thịt luộc. Dưa cải. Trái cây
Thứ 4:
- Sáng: Bún cá
- Trưa: Cơm (1 bát con). Canh cua rau cải. Trứng cuộn. Trái cây
- Chiều: Bánh Flan
- Tối: Cơm (1 bát con). Gà nấu nấm. Salad rau càng cua.Trái cây
Thứ 5:
- Sáng: Bánh mì nguyên cám kèm sữa không đường. Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con). Canh ngao nấu chua. Cá rán. Trái cây
- Chiều: Ngô luộc
- Tối: Bún mọc ( 1 tô). Trái cây.
Thứ 6:
- Sáng: Bánh sandwich kẹp trứng ốp. Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con). Canh bí đao nấu xương. Hoa thiên lý xào thịt bò. Trái cây
- Chiều: Sữa chua ít đường
- Tối: Cơm (1 bát con). Rau muống luộc. Đậu phụ nhồi thịt. Trái cây.
Thứ 7:
- Sáng: Cháo đậu đỏ
- Trưa: Phở cuốn. Trái cây
- Chiều: Chè đậu đen
- Tối: Cơm (1 bát con). Mướp đắng xào trứng. Cà tím nấu đậu và thịt. Trái cây.
Chủ nhật:
- Sáng: Cháo yến mạch thịt băm
- Trưa: Cơm (1 bát con). Canh thập cẩm (bông cải, tôm, thịt, nấm). Đậu phụ sốt cà chua, Trái cây
- Chiều: Sữa chua ít đường
- Tối: Cháo sườn. Trái cây
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn thêm nhiều gợi ý mới về những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn an toàn, lành mạnh cho người bệnh tiểu đường. Truy cập Cẩm nang BookingCare để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường và những kiến thức y khoa hữu ích khác