10 câu hỏi cho biết bạn có nguy cơ mắc bệnh Tâm thần (Tâm lý)
Trả lời 10 câu hỏi dưới đây để biết nguy cơ mình có mắc rối loạn Tâm thần hay không. Nhiệm vụ của bạn là trả lời 10 câu hỏi dưới đây bằng cách chọn 01 ĐÁP ÁN A, B, C, D hoặc E.

Các rối loạn Tâm lý, Tâm thần thường gặp như: trầm cảm, căng thẳng stress, lo âu, tâm thần phân liệt, hoang tưởng, ám ảnh sợ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội...
10 câu hỏi đánh giá
Trả lời 10 câu hỏi dưới đây để biết nguy cơ mình có mắc rối loạn Tâm thần hay không. Nhiệm vụ của bạn là trả lời 10 câu hỏi dưới đây bằng cách chọn 01 ĐÁP ÁN A, B, C, D hoặc E. Mỗi đáp áp sẽ ứng với một số điểm cụ thể (bảng tính điểm ở cuối bài viết).
Điểm số được tính bằng cách cộng tổng điểm của 10 câu, đối chiếu với kết quả để xem bạn có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần nào.
Lưu ý: Bạn nên dùng giấy bút ghi lại đáp án từng câu để thuận tiện cho việc chấm điểm ở cuối bài.
Câu 1: Mọi người miêu tả về con người bạn như thế nào?
A. Quá lo lắng/Nhút nhát trong giao tiếp
B. Lạnh lùng/Độc ác
C. Hay thay đổi tâm trạng/Không thể dự đoán được
D. Không vui/Thù ghét bản thân
E. Bình thường/Thông minh/Cởi mở
Câu 2: Bạn có phải là kiểu người chủ động làm quen?
A. Tôi không cần những người khác
B. Ít khi, đó là những lúc tôi không tức giận và có tâm trạng thoải mái
C. Thỉnh thoảng tôi chủ động làm quen
D. Tất nhiên, tôi thích kết bạn
E. Không, nếu không nhất thiết phải làm thế
Câu 3: Bạn ước mình có thể…
A. Luôn vui vẻ
B. Chết để thoải mái hơn
C. Sống tách biệt với thế giới
D. Được mọi người xem như là “bình thường”
E. Bình tĩnh và hòa nhập với mọi người hơn
Câu 4: Bạn có thể kiểm soát tình cảm và hành động của mình?
A. Dĩ nhiên
B. Tôi nghĩ thế
C. Tôi chỉ hành động
D. Phần lớn là thế
E. Tôi không thể kiểm soát cảm xúc của mình
Câu 5: Bạn miêu tả tâm trạng của mình vào buổi sáng như thế nào?
A. Kinh khủng
B. Trống trải
C. Nó còn phụ thuộc
D. Vui vẻ và khỏe khoắn
E. Chênh vênh, lo lắng
Câu 6: Bạn thích làm gì khi rảnh rỗi?
A. Bất cứ điều gì tôi thấy thích vào lúc đó nhưng tôi rất dễ nhanh chán
B. Dành thời gian bên gia đình và bạn bè
C. Nghe nhạc và tự lên dây cót cho bản thân
D. Xem phim buồn/tin tức tồi tệ
E. Hồi tưởng lại và phân tích mọi thứ
Câu 7: Khi gia đình tụ tập, bạn…
A. Tôi thường phớt lờ mọi người
B. Cảm thấy như không ai mong muốn tôi ở đó
C. Sợ hãi việc tự làm bẽ mặt mình
D. Tôi thường trò chuyện với mọi người
E. Càng nói ít càng tốt
Câu 8: Bạn đã bao giờ có suy nghĩ tự làm mình bị thương hoặc tự tử?
A. Tôi từng nghĩ đến cả 2
B. Chưa bao giờ/Có thể một lúc nhưng tôi không nhớ
C. Đôi khi chỉ là suy nghĩ vặt vãnh, tuy nhiên tôi sẽ không bao giờ làm điều đó
D. Luôn luôn
E. Có, nhưng tôi không thực hiện
Câu 9. Chọn câu nói bạn thích:
A. Các vì sao không thể chiếu sáng mà không có bóng tối
B. Thời điểm khó khăn sẽ luôn luôn tiết lộ đâu là tình bạn đích thực
C. Hãy tiếp tục mơ tưởng
D. Thế giới này toàn những điều tồi tệ
E. Vấn đề của tôi là bắt tay giải quyết mọi việc.
Câu 10: Bạn nghĩ bạn có thể mắc rối loạn tâm thần nào?
A. Trầm cảm, tôi luôn buồn bã
B. Tôi nghĩ tôi bị rối loạn nhân cách phản xã hội (không hoặc khó thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội…)
C. Tôi là mình có thể bị rối loạn lưỡng cực
D. Rối loạn lo âu, rất nhiều thứ khiến tôi lo lắng
E. Tôi nghĩ là mình không có vấn đề gì
Cách tính điểm
Đáp án mỗi câu sẽ được quy ra số điểm nhất định, cụ thể như sau:
Điểm câu A | Điểm câu B | Điểm câu C | Điểm câu D | Điểm câu E | |
Câu 1 | 10 | 40 | 30 | 20 | 0 |
Câu 2 | 40 | 30 | 10 | 0 | 20 |
Câu 3 | 0 | 20 | 40 | 10 | 30 |
Câu 4 | 0 | 20 | 40 | 30 | 10 |
Câu 5 | 20 | 40 | 30 | 0 | 10 |
Câu 6 | 30 | 0 | 20 | 40 | 10 |
Câu 7 | 40 | 30 | 10 | 0 | 20 |
Câu 8 | 10 | 0 | 30 | 40 | 20 |
Câu 9 | 30 | 20 | 0 | 40 | 10 |
Câu 10 | 20 | 40 | 30 | 10 | 0 |
Tổng điểm của bạn |
Sau đó đối chiếu với khung kết quả sau
- Nếu tổng điểm từ 0 - 70 điểm: Bạn không mắc chứng bệnh tâm thần nào. Không có vấn đề với sức khỏe tâm thần của bạn.
- Nếu tổng điểm từ 80 - 150 điểm: Lo âu. Có thể bạn không ứng phó tốt với những lời chỉ trích, có cảm giác như mọi người nhìn chằm chằm vào mình mỗi khi bạn xuất hiện. Bạn thấy bất an, cảm thấy dễ bị công kích, dễ đỏ mặt, vã mồ hôi.
- Nếu tổng điểm từ 160 - 240 điểm: Trầm cảm. Có thể bạn đang cảm thấy thất vọng, vô dụng, bạn không thể tìm thấy niềm vui. Mất sự yêu thích trong công việc hằng ngày, thay đổi thói quen ngủ và cân nặng.
- Nếu tổng điểm từ 250 - 320 điểm: Chứng rối loạn lưỡng cực - gây những biến đổi cảm xúc không ổn định. Bạn có thể cảm thấy cực kỳ hạnh phúc, giận dữ, tội lỗi, buồn bã, cô đơn, nói rất nhiều và gặp khó khăn để tập trung.
- Nếu tổng điểm từ 330 - 400 điểm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Bạn có thể thực hiện những hành vi bạo lực mà không cảm thấy tội lỗi hay ăn năn, thương xót; có những ý nghĩ liều lĩnh, không thích ứng với các quy tắc đạo đức và pháp luật.
Các rối loạn Tâm lý, Tâm thần như: lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách chồng đối xã hội, rối loạn cảm xúc kể trên đều cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Bạn tuyệt đối không được chủ quan, điều quan trọng là cần đi khám để biết tình trạng, mức độ như thế nào, từ đó mới có hướng khắc phục.
Khám và tư vấn rối loạn Tâm thần với bác sĩ giỏi qua Video
Việc phát hiện lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, nhân cách... sớm là vô cùng quan trọng. Nếu điều trị sớm bạn sẽ mất ít thời gian hơn, ít tốn kém hơn và đặc biệt không phải chịu những áp lực tinh thần lớn trong thời gian dài.
Nếu bạn chưa đi khám được, hoặc mong muốn việc đi khám thuận tiện hơn thì có thể đăng ký tư vấn qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh. Thông tin bác sĩ rõ ràng, minh bạch, bạn được lựa chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp với mình. Vì vậy, khám online bệnh tâm thần ngày càng được nhiều lựa chọn.
BookingCare là Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
9 bệnh viện, phòng khám Trầm cảm (Tâm lý) uy tín ở Hà Nội (phần 1)
Bệnh trầm cảm khám ở đâu tốt Hà Nội?
Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, cách điều trị và thoát khỏi trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai và cách đi khám điều trị hiệu quả
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá
Chi phí khám, tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi