3 cách chữa trào ngược dạ dày thực quản? Khám chữa ở đâu tốt?
Tùy theo tình trạng của từng người mà sẽ có chương trình điều trị riêng. Thường gồm các cách: lối sống, ăn uống; sử dụng thuốc và phương pháp phẫu thuật.
Tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Triệu chứng đặc hiệu của bệnh là ợ nóng. Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng tinh vi hơn gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như là đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, bệnh lý tim phổi…
Khi người bệnh có các triệu chứng: ợ chua, ợ nóng thì vẫn coi đây là những biểu hiện rất bình thường. Đến khi bệnh xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn: đau tức ngực, nghẹn họng mới đi khám và điều trị, lúc này bệnh đã trở thành mãn tính, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát lại.
Chắc chắn rằng không ít người có chung câu hỏi rằng Trào ngược dạ dày có chữa được không? Chữa trào ngược dạ dày như thế nào? Chữa ở đâu? Nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thì có thể tham khảo nội dung dưới đây.
3 cách chữa trào ngược dạ dày thực quản
Tùy theo tình trạng của từng người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị riêng. Nhưng thông thường sẽ gồm các phương pháp: thay đổi cách sinh hoạt, ăn uống; sử dụng thuốc; phương pháp phẫu thuật.
Cách 1: Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Loại bỏ các loại thực phẩm kích thích dạ dày làm tăng tiết axit quá mức: Hãy thử cắt giảm các loại thực phẩm sau đây:
- Cà phê, rượu bia, đồ uống có gas
- Hạt tiêu, ớt cay, các loại gia vị giấm, nước sốt
- Tỏi và hành tây
- Các loại thực phẩm chiên hoặc dầu mỡ
- Các loại thực phẩm có tính axit như cà chua, ngô và quả vải
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Việc chia nhỏ khẩu phần ra làm nhiều bữa ăn trong ngày sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tránh được áp lực cho dạ dày và việc điều tiết axit cũng được ổn định hơn.
Không nên nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
Giảm cân dư thừa: Ở người béo phì, lượng mỡ tập trung nhiều tại vùng bụng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thắt thực quản, đồng thời tạo áp lực lên dạ dày thực quản và gây trào ngược axit.
Tránh uống rượu và thức uống chứa caffeine: Rượu và caffeine làm nới lỏng cơ vòng kiểm soát việc lưu thông qua thực quản vào dạ dày (cơ thắt thực quản dưới),cho phép axit chảy ngược lại thực quản.
Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá gây trở ngại cho hệ tiêu hóa và có thể gây hại niêm mạc của thực quản.
Tránh mặc quần áo quá chật: Việc mặc quần áo quá chật làm nén các cơ quan nội tạng và có thể làm hạn chế quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Hãy chọn cho mình những trang phục thoải mái, co giãn.
Nâng cao đầu giường (khoảng 15 – 20 cm): Nếu phần thân phía trên thực quản của bạn cao hơn so với dạ dày sẽ hạn chế axit trào ngược lên trên. Nhưng cũng nên lưu ý là không nằm gối cao vì gập người sẽ làm tăng sức ép vào dạ dày và gây hại cho cột sống của bạn.
Cách 2: Sử dụng thuốc đối với trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày không phải có thể điều trị khỏi hẳn trong một sớm, một chiều, mà đòi hỏi người bệnh kiên trì dùng thuốc và tuân theo chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học trong thời gian dài. Người bệnh nên thăm khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Thuốc trung hòa axit
- Thuốc trung hòa axit có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách nhanh chóng. Nhưng không có tác dụng chữa lành được thực quản bị viêm, bị loét bởi axit dạ dày.
- Việc sử dụng lâu dài cần tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn, lạm dụng của một số loại thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón.
Thuốc làm giảm tiết axit dạ dày
Các thuốc nhóm này sẽ tác động đến tình trạng trào ngược của bạn lâu hơn các thuốc trung hòa axit. Bệnh nhân có các triệu chứng thường xuyên xảy ra, không đáp ứng với các thay đổi lối sống thường được điều trị bằng các thuốc kháng H2 này.
Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn sự vận chuyển axit từ các tế bào sản xuất vào trong dạ dày thực quản. Đây là nhóm thuốc hiện được sử dụng rộng rãi nhất.
- Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng ức chế không hồi phục việc vận chuyển axit nên cần đặc biệt quan tâm tới thời gian sử dụng. Không dùng thuốc kéo dài nhằm tránh tình trạng thiếu axit.
Việc sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần có chỉ định của bác sĩ Tiêu hóa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được hướng dẫn. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ.
Cách 3: Phẫu thuật đối với trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều trường hợp sử dụng thuốc không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, nên các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại sau một thời gian ngưng thuốc. Ngoài ra, tuy dùng thuốc có thể điều trị những triệu chứng do tác động của axit gây ra nhưng những tổn thương ở niêm mạc thực quản có thể vẫn tiếp tục tiến triển. Do vậy, một số bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.
Phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản (Nissen fundoplication) là phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Nhằm tăng áp suất cơ thắt thắt thực quản dưới, do đó có thể ngăn axit trào ngược lên thực quản. Kỹ thuật Nissen fundoplication có thể được mổ mở hoặc mổ nội soi.
Phương pháp mổ mở
Cho đến gần đây, đa số các kỹ thuật thắt cơ vòng thực quản cho bệnh nhân trào ngược dạ dày là phương pháp mổ mở, cụ thể là phương pháp 360 Nissen fundoplication.
- Khi tiến hành thủ thuật này, bác sĩ sẽ quấn đáy trên của dạ dày xung quanh thực quản để tạo nên một cấu trúc giống cổ áo.
- “Cổ áo” này tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và giúp ngăn dịch vị ở dạ dày chạy ngược lên thực quản.
- Phẫu thuật này đòi hỏi bệnh nhân phải ở lại bệnh viện từ 6 đến 10 ngày.
Phương pháp nội soi
Phương pháp này mang lại kết quả tương tự như phương pháp mổ mở nhưng bệnh nhân sẽ nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và kinh nghiệm.
Một số bệnh nhân khó thực hiện được phẫu thuật nội soi hơn, gồm người béo phì, những người đã từng phẫu thuật ở vùng bụng trên.
Khám chữa trào ngược dạ dày thực quản ở đâu?
Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tiêu hóa để thăm khám và điều trị. Hiện nay, tại Hà Nội có một số bệnh viện có thế mạnh về Tiêu hóa và được nhiều người bệnh tin tưởng như:
1. Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phòng, Đống Đa, Hà Nội
Khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai được biết đến là mạnh về các bệnh tiêu hóa, gan mật, trong đó có cả trào ngược dạ dày thực quản. Ở đây thiên về điều trị nội khoa hơn.
2. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y tuy thành lập chưa lâu bằng các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện 108… nhưng được đánh giá cao và ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị. Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể đến khám tại Khoa khám của bệnh viện, hoặc Phòng khám số 1 (phòng khám chuyên gia).
3. Bệnh viện Việt Đức
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Việt Đức cũng là đơn vị mạnh về tiêu hóa, đặc biệt là phẫu thuật tiêu hóa.
4. Bệnh viện Hưng Việt
- Địa chỉ: Số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh viện Hưng Việt là bệnh viện tư nhân có cơ sở hạ tầng rộng rãi và được đầu tư nhiều vào máy móc, thiết bị. Về tiêu hóa, bệnh viện có các bác sĩ giỏi, đầu ngành như GS.TS Hà Văn Quyết - Chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức.
2. http://bomongoaiydhue.net/?cat_id=124&id=137
3. http://www.lqtthamkhaoyhoc.org/2013/01/chung-o-nong-chung-o-chua-heartburn-do_12.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
8 bác sĩ giỏi chữa trào ngược dạ dày ở Hà Nội
5 Bác sĩ khám chữa trào ngược dạ dày thực quản giỏi tại TP.HCM
5 đơn vị khám trào ngược dạ dày thực quản uy tín ở Hà Nội
Khám trào ngược dạ dày ở đâu tốt Hà Nội?
Trào ngược dạ dày thực quản là gì, nên đi khám ở đâu?
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi