Một số cách trị viêm giác mạc tại nhà sau đây thường được áp dụng cho một số trường hợp xuất hiện những triệu chứng viêm giác mạc nhẹ, có thể can thiệp điều trị tại nhà bằng một số nguyên liệu hoặc biện pháp đơn giản nhằm khắc phục bước đầu các triệu chứng bệnh.
Các cách chữa viêm giác mạc tại nhà
Viêm giác mạc mắt là một bệnh lý nhãn khoa có những biểu hiện gây khó chịu ở mắt, lâu dài không được điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng về thị lực. Nếu phát hiện các triệu chứng viêm giác mạc đầu tiên như ngứa, chảy nước mắt nhưng mắt khô,... bạn đọc có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bước đầu như sau:
Sử dụng nước muối sinh lý
Đây là phương pháp đơn giản có thể áp dụng cho mọi đối tượng mắc viêm giác mạc muốn điều trị tại nhà. Nước muối sinh lý có nồng độ tương tự như các loại dung dịch trong cơ thể như nước mắt, máu,... ở điều kiện sinh lý bình thường, có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch nhanh.
Người bệnh có thể tìm mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc hoặc có thể hòa tan một lượng nhỏ muối biển vào một một cốc nước ấm (theo tỉ lệ 0,9g muối/lít nước) để rửa mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ dịch mủ ở mi mắt khá hiệu quả.
Chườm nhiệt
Nếu mắt xuất hiện các dấu hiệu như ngứa, khô và đọng dịch mủ, người bệnh có thể sử dụng bông gòn hoặc khăn mặt sạch, sau đó thấm nước ấm và áp lên vùng mắt trong khoảng 5 đến 10 phút. Nhiệt giúp làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, ngứa, giúp người bệnh bớt khó chịu.
Thuốc nhỏ mắt không kê đơn
Một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc dung dịch vệ sinh mắt có khả năng giảm thiểu các triệu chứng sưng, ngứa và đỏ mắt. Người bệnh có thể tìm mua tại các hiệu thuốc một số loại thuốc nhỏ mắt chứa các hợp chất như: Antazoline, Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Atropin 1 - 2%, Acyclovir 3%,....
Sử dụng tinh dầu
Theo một số nghiên cứu, một số loại tinh dầu hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm giác mạc như tinh dầu hoa hồng tinh dầu thầu dầu. Hợp chất axit ricinoleic trong dầu thầu dầu được cho là có đặc tính chống viêm, giảm kích ứng và sưng mắt.
Bên cạnh đó, nước hoa hồng cũng có khả năng làm dịu và rửa sạch niêm mạc, mi mắt hiệu quả. Người bệnh có thể thể trộn nước hoa hồng với nước ấm theo tỉ lệ 1:3, sau đó dùng bông thấm lau nhẹ nhàng để làm sạch mắt.
Điều trị bằng thảo dược
Một số loại thảo dược, tinh chất tự nhiên được xem là có tác dụng kháng khuẩn như: trà xanh, mật ong, kinh giới,... cũng được áp dụng trong điều trị viêm giác mạc tại nhà. Người bệnh có thể đun nước trà xanh loãng hoặc sử dụng bã trà túi lọc ấm, đắp và chườm mắt trong 5 - 10 phút để làm sạch mắt, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng mật ong cũng có khả năng chống viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm giác mạc ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể đun sôi nước, sau đó thêm vài giọt mật ong vào và khuấy đều. Khi nước vừa ấm có thể dùng khăn hoặc miếng bông thấm nước để vệ sinh mắt.
Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm giác mạc tại nhà
Khi áp dụng các phương pháp chữa viêm giác mạc mắt tại nhà cần lưu ý những điều sau đây:
- Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực tác động lên mắt, tránh dùng tay dụi, chạm lên mắt để tránh gây nhiễm trùng hoặc tác động xấu đến mắt.
- Trong trường hợp đang sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc điều trị cho các loại bệnh lý mắt khác, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc để được chỉ định cụ thể trước khi áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà để tránh phản ứng giữa các loại thuốc.
- Các phương pháp điều trị tại nhà không áp dụng cho các trường hợp có các dấu hiệu viêm giác mạc nghiêm trọng như đau mắt cấp tính, mất thị lực hoặc mắt sưng to. Thay vào đó, người bệnh nên đến điều trị tại các cơ sở y tế.
- Nếu áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng thêm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số cách trị viêm giác mạc đơn giản tại nhà bạn đọc có thể áp dụng để khắc phục một số triệu chứng viêm giác mạc ở giai đoạn đầu. Đây không phải là cách thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y khoa chuyên nghiệp, vì vậy người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh lý và được hướng dẫn điều trị phù hợp.