5 lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 08/09/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
5 lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang từng bước khẳng định được uy tín, trở thành bệnh viện đa khoa loại một với nhiều trang thiết bị hiện đại, triển khai và ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật y khoa tiên tiến mang tầm cỡ hàng đầu trong nước và từng bước hội nhập khu vực và thế giới.

Bệnh viện là địa chỉ khám uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn khi cần đi khám chuyên khoa, đa khoa, tái khám và khám sức khỏe tổng quát định kỳ. 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ chi tiết về quy trình chữa bệnh cũng như một số thông tin cần thiết giúp việc thăm khám của bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thuận lợi và nhanh chóng.

Giới thiệu chung về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3574 7788
  • Website: http://www.benhviendaihocyhanoi.com/

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong 38 bệnh viện tuyến trung ương trên cả nước, được định hướng trở thành Bệnh viện Đại học hàng đầu ở Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và thế giới.

Thời gian đầu mới thành lập, bệnh viện chỉ có 150 giường bệnh với 150 cán bộ nhân viên. Đến nay, bệnh viện đã có 419 giường bệnh với đầy đủ các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các trung tâm chuyên sâu với hơn 1000 cán bộ, nhân viên. Số bệnh nhân đến khám bệnh đạt gần 500.000 người/năm. Thậm chí có những ngày có gần 3.000 người đến khám bệnh tại bệnh viện.

Thời gian làm việc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang triển khai thăm khám và tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần (thứ 7 chỉ làm buổi sáng).
  • Bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc vào lúc 5h chiều.

Do đó, nếu có ý định khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh nên tranh thủ sắp xếp công việc để tới khám theo đúng khung giờ nêu trên.

Tại sao nên khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Trực tiếp khám, chữa bệnh tại bệnh viện là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCKI, BSCKII có chuyên môn cao, thâm niên trong nghề và là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y học.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được trang bị, sử dụng các hệ thống thiết bị y tế hiện đại để phục vụ khám chữa bệnh như: máy chụp cộng hưởng từ 1,5T; máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt; hệ thống máy chụp mạch số hóa; 8 hệ thống nội soi khám tiêu hóa độ phân giải cao; máy chụp x-quang vú kỹ thuật số, 4 hệ thống máy x-quang số hóa và hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như Cobas 8000 hãng Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT...
  • Ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến giúp bệnh nhân giảm thiểu được biến chứng, giảm giá thành, nâng cao được chất lượng điều trị và chuyển giao được cho các Bệnh viện trong nước.

Các bước đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Đến quầy tiếp đoán khai thông tin cá nhân, xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ liên quan. Đồng thời đóng tiền phiếu khám và nhận số thứ tự, phòng khám.
  • Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì vào phòng khám, bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.
  • Bước 3: Đến quầy thu ngân đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự và số phòng làm các xét nghiệm.
  • Bước 4: Làm các xét nghiệm đã được chỉ định và chờ lấy kết quả.
  • Bước 5: Mang kết quả trở lại phòng khám, nghe bác sĩ kết luận bệnh và kê đơn thuốc. Lưu kết quả xét nghiệm, đơn thuốc vào bệnh án ngoại trú.
  • Bước 6: Đến quầy dược nhận thuốc theo đơn bác sĩ đã kê trước đó.
  • Bước 7: Trở lại quầy thu ngân để thanh toán phơi.

Đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Đến quầy tiếp đoán khai thông tin cá nhân, xuất trình các giấy tờ liên quan, đóng tiền phiếu khám và nhận số thứ tự, phòng khám.
  • Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì vào phòng khám, bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.
  • Bước 3: Đến quầy thu ngân đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự và số phòng làm các xét nghiệm.
  • Bước 4: Làm các xét nghiệm đã được chỉ định và chờ lấy kết quả.
  • Bước 5: Mang kết quả trở lại phòng khám, nghe bác sĩ kết luận bệnh và kê đơn thuốc.
  • Bước 6: Đi mua thuốc theo đơn bác sĩ đã kê trước đó.

5 lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nhà thuốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Lưu ý 1: Nên đến sớm trước giờ làm việc để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.

Lưu ý 2: Mỗi ngày, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phải tiếp đón một lượng bệnh nhân khá đông, nhất là vào cuối tuần, Do đó, người bệnh nên thu xếp đi khám vào giữa tuần để không phải chịu cảnh chờ đợi lâu vì quá tải.

Lưu ý 3: Khi đi khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh cần mang theo: Chứng minh thư nhân dân; thẻ bảo hiểm y tế; giấy chuyển viện (nếu khám trái tuyến); sổ khám bệnh, đơn thuốc và các kết quả xét nghiệm cũ.

Lưu ý 4: Luôn có người hướng dẫn trực ở sảnh chờ. Nếu có bất cứ điều gì chưa rõ về thủ tục hay quy trình khám bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hãy xin hướng dẫn để được làm xét nghiệm một cách nhanh chóng nhất.

Lưu ý 5: Nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên khoa có tiếng thường chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Vì vậy, nếu muốn được khám với những bác sĩ này, người bệnh nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, thời gian làm việc để thuận tiện sắp xếp kế hoạch đi khám.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Xem thêm bài viết

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://benhviendaihocyhanoi.com/bai-viet/gioi-thieu/gioi-thieu-benh-vien-dai-hoc-y-ha-noi
2. https://vov.vn/xa-hoi/bv-dh-y-ha-noi-ung-dung-thanh-cong-nhieu-ky-thuat-y-khoa-hien-dai-672041.vov
3. http://suckhoedoisong.vn/benh-vien-dai-hoc-y-ha-noi-noi-tri-thuc-hoi-tu-cung-y-duc-n136243.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/