7 lưu ý về hiện tượng khô mắt
kho-mat
Khô mắt liên quan tới một số vấn đề chức năng của các bộ phận trong mắt gặp vấn đề hoặc do các tác nhân từ bên ngoài - ảnh: BookingCare

7 lưu ý về hiện tượng khô mắt

Tác giả: - Xuất bản: 14/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 16/01/2024
Khô mắt là một tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, ảnh hưởng đến khả năng quan sát và trở ngại trong việc thực hiện hoạt động hàng ngày. Tìm hiểu thêm về hiện tượng này trong bài viết!

Khô mắt là tình trạng rối loạn của phim nước mắt gây tổn thương cho bề mặt nhãn cầu vùng khe mi. Việc tìm hiểu thông tin liên quan đến hiện tượng này giúp bạn đọc chủ động hơn trong việc theo dõi, chăm sóc nhằm hạn chế những tác động do khô mắt gây ra.

Dấu hiệu khô mắt thường gặp

Khô mắt có những biểu hiện khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên đó là những dấu hiệu không có tính đặc hiệu như:

  • Mắt khô hoặc rát.
  • Mắt đỏ, mí mắt sưng nặng và có tình trạng ngứa, kích ứng.
  • Cảm thấy dễ mỏi mắt khi đọc, lái xe hoặc làm việc trên máy tính.
  • Cảm giác có dị vật trong mắt.
  • Sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
  • Có cảm giác nhìn mờ thoáng qua.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến khô mắt

Được chia thành hai nhóm:

  • Do tiêu hao nước mắt quá nhiều: do mắt to hơn bình thường, làm việc trong môi trường nhiều gió, nắng. Hoặc do những tổn thương ở mắt gây hở mi do liệt dây VII, do chấn thương, do bỏng, lật mi…
  • Do không sản xuất đủ nước mắt: tất cả các lý do còn lại như tuổi già, thiếu hụt hormone, sau bỏng mắt, nhiễm độc thuốc, bệnh toàn thân, bệnh lý về mắt như: các bệnh lý tự miễn, viêm khớp dạng thấp, viêm màng bồ đào, tiểu đường...

Đối tượng có nguy cơ cao bị khô mắt

Khô mắt là tình trạng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Một số nhóm có nguy cơ cao hơn mắc triệu chứng này bao gồm:

  • Những người từ 40 tuổi trở lên, nữ nhiều hơn nam, đặc biệt khi bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa ở mắt.
  • Dân văn phòng, người làm việc với màn hình điện tử lâu dài.
  • Người sống ở vùng khí hậu khô hạn, độ ẩm trong không khí thấp.
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến mắt, viêm nhiễm hoặc một số tình trạng dị ứng gây viêm, tổn thương kết mạc mãn tính.
kho-mat-va-doi-tuong-nao-de-bi-kho-mat
Khô mắt có thể phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi hoặc tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử - ảnh: canva.com

Một số phương pháp chẩn đoán khô mắt

Để chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân của hiện tượng khô mắt, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Đánh giá tình trạng film nước mắt bằng thuốc thử có màu để xác định thời gian vỡ phim nước mắt.
  • Đo lượng nước mắt: sử dụng thiết bị đo lượng nước mắt để xác định lượng nước mắt sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Kiểm tra bề mặt mắt: bác sĩ có thể sử dụng chất màu như fluorescein để kiểm tra bề mặt mắt và phát hiện các tổn thương do khô mắt.
  • Đo lượng nước mắt bốc hơi: đo lượng nước bốc hơi từ mắt nhằm xác định mức độ bốc hơi và đánh giá tình trạng màng film nước mắt.

Các phương pháp điều trị khô mắt phổ biến

Dựa vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng khô mắt, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:

  • Bổ sung nước mắt: Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt có thể giúp bổ sung độ ẩm cho mắt và giảm các triệu chứng khô mắt.
  • Giảm tình trạng sử dụng nước mắt quá nhiều: 
  • Kích thích tiết nước mắt trong trường hợp khô mắt nghiêm trọng: bác sĩ có thể đề xuất các liệu pháp điều trị như thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid hoặc sử dụng ống dẫn nước mắt để giữ nước mắt lại.
  • Xử lý nguyên nhân gây ra khô mắt: nếu nguyên nhân khô mắt là do môi trường hoặc việc sử dụng màn hình điện tử, thay đổi môi trường làm việc và thỉnh thoảng nghỉ ngơi mắt có thể giúp giảm triệu chứng.

Cách chăm sóc ban đầu cho người bị khô mắt 

Khi phát hiện các triệu chứng khô mắt, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu để giảm thiểu tác động của triệu chứng như sau:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo thông thường không cần kê đơn để cải thiện nhanh tình trạng khô mắt.
  • Tạo ra quãng nghỉ giữa giờ khi làm việc kéo dài, nhắm mắt nghỉ ngơi để hồi phục và hạn chế tình trạng mất nước do căng cơ mắt quá lâu.
  • Có thể sử dụng khăn ấm chườm mắt trong vài phút nếu xuất hiện tình trạng căng, nhức hoặc có dịch nhầy ở mắt để cải thiện tình trạng khô mắt.

Các lưu ý về việc chăm sóc phòng bệnh khô mắt

Ngoài việc tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh và người thân có thể tham khảo một số lưu ý chăm sóc khô mắt tại nhà để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị như:  

  • Vệ sinh mắt sạch sẽ, sử dụng máy phun ẩm để duy trì không khí ổn định.
  • Ngủ đủ giấc, uống đủ nước, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A, omega 3 có lợi cho mắt.
  • Hạn chế sử dụng màn hình điện tử, sử dụng kính chắn gió hoặc kính râm để hạn chế tác động của tia UV hoặc ánh sáng xanh; đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều hóa chất…...
  • Giữ thói quen chớp mắt thường xuyên giúp nước mátư luôn được giàn đều trên bề măt nhãn cầu
  • Thực hiện các bài tập cho mắt, massage nhẹ nhàng vùng mắt để kích thích mạch máu và các tuyến mạch ở mắt lưu thông tốt hơn.
  • Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn (đau mắt dữ dội, viêm mí mắt, khó quan sát, mất thị lực,... người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.

Khô mắt là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau và gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc trang bị các thông tin liên quan đến bệnh lý là cách đơn giản nhất để phòng ngừa, chăm sóc và điều trị khô mắt kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết