7 biểu hiện hay gặp ở bệnh trầm cảm mức độ nhẹ và cách vượt qua
Cộng đồng hãy bỏ quan niệm sai lầm rằng trầm cảm là yếu đuối và ngăn không cho người bệnh tìm cách chữa trị để sống vui, sống khỏe. Bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về trầm cảm trong nội dung bài viết này.

Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%.
Theo các bác sĩ chuyên khoa về trầm cảm, những quan điểm định kiến sai lầm cho rằng trầm cảm là yếu đuối đã ngăn cản nhiều người can đảm tìm cách để vượt qua.
Để làm rõ thêm các thông tin về bệnh trầm cảm mức độ nhẹ và cách vượt qua, Ths.Bs. Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về vấn đề này để bạn đọc tham khảo trong nội dung dưới đây.
THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI
|
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
3 mức độ trầm cảm
Bệnh trầm cảm được phân chia thành 3 mức độ.
- Trầm cảm nhẹ
- Trầm cảm vừa
- Trầm cảm nặng
Trong đó, trầm cảm nhẹ nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Khi đó việc điều trị rất khó khăn và có thể gây ra hệ quả đáng tiếc do trầm cảm nặng.
Trầm cảm mức độ nhẹ
Theo Bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe tâm thần Nguyễn Hữu Lợi, có nhiều loại trầm cảm khác nhau.trầm cảm có nhiều mức độ.
Trong đó trầm cảm mức độ nhẹ mức độ nhẹ có những đặc điểm như: buồn bã, chán nản, luôn mệt mỏi, không còn cảm giác thích thú với thế giới xung quanh, kèm theo đó có thể giảm sút năng lực làm việc và học tập, ăn không ngon, ngủ không yên, ...
Bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành rối loạn trầm cảm tái diễn hay xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm. Nếu các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau được gọi là khí sắc tuần hoàn; nếu mức độ khí sắc trầm, nhẹ, kéo dài thì gọi là loạn khí sắc.

7 biểu hiện thường gặp ở bệnh trầm cảm mức độ nhẹ
Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất hai trong ba triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là.
- Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
- Chán nản, cảm thấy không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
- Luôn luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Ngoài những triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nhẹ còn có các triệu chứng khác liên quan khác.
- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
- Thay đổi khẩu vị: mất cảm giác ngon miệng hoặc cảm giác ăn bao nhiêu cũng không đủ
- Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
- Không còn sự tự tin
- Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
- Thấy tương lai ảm đạm, không có hy vọng
- Có suy nghĩ hoặc hành động gây tổn thương cho bản thân
Dựa vào những triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm nhẹ gồm 2 triệu chứng chính và có từ 2 đến 4 triệu chứng liên quan. Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải kéo dài liên tục ít nhất 2 tuần
Những người trầm cảm nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng tự lắng xuống.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nhẹ
Trầm cảm mức độ nhẹ có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường do 3 nhóm nguyên nhân điển hình sau:
- Do sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.
- Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh
Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy... đều có đặc điểm chung là gây kích thích, sảng khoái hưng phấn tạm thời. Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.
- Do bệnh thực thể ở não
Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não... có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương.
Người bệnh có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng sẽ gây ra các rối loạn về cảm xúc.
Cách vượt qua trầm cảm nhẹ
Khi nhận thấy bản thân mình hoặc người thân có biểu hiện của trầm cảm nhẹ, hãy thực hiện một số cách sau đây để vượt qua.
Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm
Hãy chia sẻ với mọi người về câu chuyện trầm cảm của mình, đừng vì định kiến sai lầm hoặc mặc cảm về sự yếu đuối mà chịu đựng một mình.
Nikki Webber Allen, người phụ nữ da màu đã vượt qua căn bệnh trầm cảm, đứng trên sân khấu TED kêu gọi mọi người "đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm".
Bài nói chuyện truyền cảm hứng, động lực cho mọi người can đảm đứng lên vượt qua căn bệnh thời đại.
Cô nói: “Cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, chúng cho ta thấy mình là con người”
Cộng đồng hãy bỏ quan niệm sai lầm rằng trầm cảm là yếu đuối và ngăn không cho người bệnh tìm cách chữa trị để sống vui, sống khỏe.
Nghe chuyên gia tâm lý tư vấn cách vượt qua trầm cảm
- Thực hiện: Báo Thanh Niên
- Thời lượng: 04 phút 30 giây
Kết nối với bác sĩ trầm cảm từ xa qua Video
Dù trầm cảm ở mức độ nào, nặng hay nhẹ thì bạn cũng đừng âm thầm chịu đựng một mình. Hãy kết nối và chia sẻ câu chuyện trầm cảm của mình với các chuyên gia để được lắng nghe, tư vấn và điều trị kịp thời.
Bác sĩ tư vấn trầm cảm từ xa thông qua Video trực tuyến, bệnh nhân ở nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và tin cậy. Cùng nhau, họ đồng hành và tim cách giúp bạn tìm cách vượt qua trầm cảm.
Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.
Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare
Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn trầm cảm tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.
Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video
Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn
2. https://suckhoedoisong.vn/cac-loai-benh-tram-cam-thuong-gap-n117472.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, cách điều trị và thoát khỏi trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai và cách đi khám điều trị hiệu quả
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá
Chi phí khám, tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
7 Bác sĩ Tâm thần giỏi ở Hà Nội (phần 1)
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Cao huyết áp
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English