9 dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng và cách khắc phục

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Xuất bản: 12/08/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Pgs.Ts. Nguyễn Mai Hồng,
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về Chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị

Trầm cảm cùng với mất ngủ sẽ là những thách thức về sức khỏe cộng đồng của nhân loại ở thế kỷ 21 này. Thật không may, đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên thế giới, khiến cho số người gặp trầm cảm, mất ngủ tăng vọt.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Buồn bã là triệu chứng cơ bản của trầm cảm
Tâm trạng buồn bã - Hình ảnh bởi: Anemone123/ Pixabay

Cùng với mất ngủ, trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến trên thế giới.

Trầm cảm cùng với mất ngủ - thiếu ngủ sẽ là những thách thức về sức khỏe cộng đồng mà nhân loại phải đối mặt ở thế kỷ 21 này. 

Điều kỳ lạ là vì những quan niệm sai lầm và định kiến xã hội, nhiều người bệnh trầm cảm không thừa nhận vấn đề của mình vì mặc cảm về sự yếu đuối. 

Thật không may, đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên thế giới, khiến cho số người gặp trầm cảm, mất ngủ tăng vọt.

3 mức độ trầm cảm

Theo các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, bệnh trầm cảm được phân chia thành 3 mức độ.

Trong đó trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể có ý định tự sát hoặc hành động tự sát, cần phải kiên trì điều trị.

Dấu hiệu của trầm cảm nặng

Người bị trầm cảm nặng có 2 triệu chứng chính cốt lõi và hầu hết các triệu chứng liên quan của bệnh trầm cảm và có thể có thêm một số dấu hiệu khác.

2 triệu chứng chính

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc, bi quan trước mọi việc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Trầm cảm nặng
Tâm trạng buồn bã, chán chường - Ảnh: Pixabay

7 triệu chứng liên quan

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
  • Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân.
  • Mệt mỏi.
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Dấu hiệu khác

  • Ở giai đoạn này người bệnh thậm chí không thể thực hiện các hoạt động sơ đẳng nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Một số trường hợp còn mắc thêm các chứng bệnh hoang tưởng, bệnh ảo giác.

Tâm trạng buồn bã, rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng

Trầm cảm vừa và nhẹ

  • Trầm cảm nhẹ nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất.

Yếu tố di truyền

  • Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường.

Giới tính

  • Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới.
  • Nguyên nhân là do phụ nữ thường phải gánh vác nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân,...

Stress kéo dài

  • Căng thẳng và stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải sang chấn về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá shock cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Do ảnh hưởng bởi một số bệnh

  • Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ,...cũng dễ mắc bệnh trầm cảm.

Mất ngủ thường xuyên

  • Khi đã bị bệnh trầm cảm đến giai đoạn nặng cần phải được điều trị bệnh để tránh những hậu quả xấu xảy ra.
Mất ngủ gây trầm cảm
Mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến Trầm cảm - Ảnh: Pixabay

Cách khắc phục vượt qua trầm cảm nặng

  • Khi có biểu  hiện chứng trầm cảm cần chia sẻ với người thân, bạn bè. 
  • Cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn.
  • Đối với trường hợp nặng cần phải  uống thuốc điều trị.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
  • Thực hành Thiền hoặc Yoga là những môn tốt cho sức khỏe tâm thần.

Theo Nikki Webber Allen, một bệnh nhân nữ từng chiến đấu với trầm cảm chia sẻ rằng, đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm. Hãy can đảm đối mặt với nó và chia sẻ với mọi người để nhận được sự giúp đỡ.  

Xem thêm Clip tình huống thực tế

Cách vượt qua giai đoạn trầm cảm của ca sĩ Văn Mai Hương

  • Thực hiện: VCT 14
  • Thời lượng: 04 phút 20 giây

Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa từ xa

Khi đối mặt với trầm cảm nặng, ngoài các phương pháp nói trên, bệnh nhân có thể kết nối với bác sĩ chuyên khoa tâm thần từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến.

Thông qua trao đổi từ xa, bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân từng bước vượt qua.

Đừng im lặng và chịu đựng trầm cảm. Hãy chia sẻ với bác sĩ của bạn để được lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ cùng bạn vượt qua trảm.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn trầm cảm tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tram-cam-nang-dau-hieu-va-nguy-co-tu-sat
2. https://suckhoedoisong.vn/cach-gi-de-khac-phuc-tram-cam--n114280.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2023 BookingCare.
Facebook/Youtube/