5 Bác sĩ chữa Viêm amidan mạn tính giỏi

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 27/03/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Viêm amidan cấp là tổn thương viêm sung huyết hoặc viêm mủ của tuyến amidan khẩu cái, thường do virut hoặc vi khuẩn gây nên. Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
khám tai mũi họng
Bác sĩ khám Amidan (Ảnh: Internet)

Viêm amidan có thể điều trị bằng cách uống thuốc, chế độ ăn uống, hoặc trong trường hợp cần thiết có thể phải phẫu thuật cắt amidan. Người bệnh nên tìm hiểu và thăm khám với các bác sĩ giỏi để có hiệu quả điều trị tốt. 

Viêm Amidan mạn tính là gì?

Viêm amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amiđan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo). 

Triệu chứng viêm amidan 

  • Triệu chứng nghèo nàn. Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amiđan cấp tính.
  • Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.
  • Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên
  • Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.
  • Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy
  • Trên bề mặt amiđan có nhiều khe và hốc. Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu  trắng.
  • Thể quá phát: amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp ở trẻ.

Khi gặp triệu chứng như trên thì nên đến gặp những bác sĩ tai mũi họng giỏi để được thăm khám kịp thời, tránh để bệnh diễn biến phức tạp.

Viêm Amidan ở trẻ

5 Bác sĩ khám chữa viêm amidan mạn tính giỏi 

1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài An

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Tai Mũi Họng
  • Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Tai Mũi Họng
  • Bác sĩ đã từng tu nghiệp Cộng hòa Pháp về Tai Mũi Họng
  • Trên 25 công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Hơn 30 năm khám chữa bệnh trong ngành Tai mũi họng. Bác sĩ Hoài An cùng ekip đã cấy gần 100 điện tử ốc tai cho trẻ khiếm thính, làm thay đổi cuộc đời của nhiều bệnh nhân tai mũi họng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An chuyên khám và điều trị: các bệnh lý Tai Mũi Họng người lớn; các bệnh lý Tai Mũi Họng trẻ em; Nội soi Tai Mũi Họng; Thực hiện các qui trình kỹ thuật Tai Mũi Họng...

Hiện bác sĩ đang thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân tại: Bệnh viện đa khoa  An Việt (Số 1E đường Trường Chinh).

2. Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hữu Thắng

  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1995
  • Thạc sĩ chuyên khoa Tai- Mũi - Họng năm 2006
  • Bác sĩ hiện đang là trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Bác sĩ chuyên khám và điều trị:

  • Khám và điều trị các bệnh về Tai Mũi Họng: viêm xoang, viêm mũi, viêm V.A, hạt xơ dây thanh, đau tai, ù tai...
  • Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật về Tai Mũi Họng: nội soi tai mũi họng, nạo V.A, cắt amidan...

3. Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Đình Thi

  • Bác sĩ chuyên khoa nội soi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
  • Thạc sĩ - Bác sĩ Nội trú Tai mũi họng
  • Chuyên ngành Tai Mũi Họng - Đại học Y Hà Nội (2005)

Bác sĩ chuyên khám và điều trị:

  • Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng: ù tai, nghe kém, điếc, viêm tai ngữa, nấm ống tai, viêm mũi xoang, viêm họng...
  • Nội soi Tai Mũi Họng
  • Chuyên khám và điều trị các bệnh về Tai Mũi Họng cả người lớn và trẻ em

Hiện tại, bác sĩ Đào Đình Thi có lịch khám tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương và Phòng khám Tai mũi họng bác sĩ Đào Đình Thi - Số 33, ngõ 38, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

4. Bác sĩ chuyên khoa Phạm Thị Kư

  • Nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật đầu mặt cổ Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
  • Được phong tặng Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
  • Thành viên Hội Tai mũi họng Trung ương
  • Học Chuyên khoa Tai mũi họng tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương.

Bác sĩ Phạm Thị Kư hiện có lịch khám tại Phòng khám Việt An (Số 19 Trương Hán Siêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

5. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Công Định

  • Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại phòng khám Tai mũi họng bác sĩ Lê Công Định

Bác sĩ cùng đồng nghiệp đã cấp cứu, khám bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú, phẫu thuật, cho các bệnh nhân Tai Mũi Họng ở Hà Nội và các tỉnh ở phía Bắc gửi đến. Khám, hội chẩn, xử lí các bệnh nhân điều trị ở các Viện và Khoa trong bệnh viện có các bệnh Tai mũi họng phối hợp.

Bác sĩ có lịch khám ngoài giờ tại: Phòng khám Tai mũi họng bác sĩ Lê Công Định (Số 67 phố Nam Ngư, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh viêm amidan mạn tính. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/