Bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi - Ảnh: BookingCare

Bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Tác giả: - Xuất bản: 01/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/10/2023
Bệnh Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, giảm trí nhớ đã xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn gây ra những ảnh hưởng đến công việc, tài chính, gia đình của người bệnh.

Giảm trí nhớ nói chung đã có những ảnh hưởng nặng nề ở mọi lứa tuổi, nhưng những người mắc giảm trí nhớ khi còn trẻ có thể phải đối mặt với một số khó khăn riêng. Họ thường phải đối mặt với những kỳ thị và định kiến do tuổi đời còn trẻ, người xung quanh có thể thấy rằng không tin rằng bạn mắc bệnh hoặc nghi ngờ về tâm lý của bạn.

Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là gì?

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không có khả năng hồi phục, gây nên chứng mất trí và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Khởi đầu là tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm khả năng phối hợp vận động, suy giảm cảm giác, nhận cảm sai... và cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. 

Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi còn gọi là khởi phát sớm là một dạng mất trí nhớ không phổ biến, ảnh hưởng đến những người dưới 65 tuổi. Khoảng 5-6% những người mắc giảm trí nhớ phát triển các triệu chứng trước 65 tuổi.

Hầu hết những người mắc giảm trí nhớ khi còn trẻ đều phát triển các triệu chứng của bệnh từ khi họ 30 đến 60 tuổi.

Hầu hết người mắc bệnh giảm trí nhớ khi còn trẻ đều trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi. - Ảnh: Adobe Stock

Nguyên nhân gây ra giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Hầu hết những người trẻ tuổi mắc giảm trí nhớ đều có dạng bệnh phổ biến nhất. Loại này không phải do di truyền và y học vẫn chưa giải thích được vì sao những người này mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn những người khác. Tuy nhiên sẽ có 1 vài yếu tố khiến người trẻ mắc giảm trí nhớ từ sớm như:

  • Căng thẳng, áp lực công việc, học tập, cuộc sống.
  • Làm quá nhiều việc cùng một lúc.
  • Thiếu ngủ hay thường xuyên mất ngủ. Không có đủ thời gian để cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng.
  • Dành nhiều thời gian hay phụ thuộc quá nhiều và các thiết bị công nghệ hoặc những sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo dẫn đến lười ghi nhớ, không thường xuyên sử dụng não bộ.

Trường hợp người mắc giảm trí nhớ khởi phát khi còn trẻ có thể do di truyền, có khả năng cha mẹ hoặc ông bà của họ cũng phát triển giảm trí nhớ ở ​​độ tuổi trẻ hơn.

Bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ khởi phát do di truyền có liên quan đến 3 gen - APP, PSEN1 và PSEN2 - khác với gen APOE có thể làm tăng nguy cơ mắc giảm trí nhớ nói chung. 

Có ít hơn 1% trên tổng số người bị bệnh giảm trí nhớ có sự xuất hiện của cả 3 loại gen này nhưng lại xuất hiện ở khoảng 11% số người mắc giảm trí nhớ giai đoạn trẻ. Nếu bạn có đột biến di truyền ở một trong 3 gen đó, bạn có thể phát triển giảm trí nhớ trước 65 tuổi (hiện gen này chưa được làm ở Việt Nam).

Triệu chứng giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi 

So với người cao tuổi, triệu chứng giảm trí nhớ sẽ khó phát hiện hơn ở người trẻ tuổi. Bạn có thể gặp một vài triệu chứng như lúc nhớ lúc quên, khó tập trung, suy giảm khả năng phán đoán, dễ cáu gắt,...nhưng thường chủ quan, không chú ý đến các dấu hiệu này. Do đó, bệnh không được chữa trị kịp thời, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bạn cần đi thăm khám với bác sĩ để xác định nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung: Hay quên vị trí để đồ vật, quên các mốc thời gian, một vài sự kiện đã xảy ra, gặp khó khăn trong việc tập trung hay suy luận một vấn đề,...Một số trường hợp giảm khả năng hói và hiểu, giảm khả năng phán đoán,...
  • Rối loạn ngôn ngữ: thường xuyên nói lắp, nói ngọng, lặp đi lặp lại, khó diễn đạt,...
  • Rối loạn cảm xúc: hay cảm thấy lo âu, căng thẳng, áp lực, stress, dễ cáu gắt, nóng giận, chán nản, thờ thẫn, lảng tránh sự quan tâm chăm sóc của người khác.

Các triệu chứng giảm trí nhớ thường do vấn đề tâm thần kinh (thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài, không tập trung,..). Còn với bệnh Alzheimer, ngoài triệu chứng giảm trí nhớ, nó còn ảnh hưởng hoạt động sống (quên đường về nhà, quên nấu ăn, không đóng cúc áo được, tiêu tiểu không biết chỗ,..)

Chẩn đoán giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Việc chẩn đoán chính xác giảm trí nhớ ở giai đoạn trẻ tuổi là rất quan trọng, giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên hầu hết các phương pháp chẩn đoán giảm trí nhớ cho người trẻ hiện nay chỉ hỗ trợ tìm ra nguyên nhân, khó có đủ cơ sở để xác định chính xác bạn có bị giảm trí nhớ hay không.

Giảm trí nhớ ở người trẻ khởi phát do di truyền có liên quan đến 3 gen - APP, PSEN1 và PSEN2. Xét nghiệm di truyền có thể cho biết bạn có những gen đột biến này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trao đổi với chuyên gia di truyền để biết ưu và nhược điểm của xét nghiệm này. Nếu bạn biết mình mang một dạng gen khởi phát giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, bạn hãy giữ tinh thần tốt và báo cho những người thân của mình đối phó với ảnh hưởng của bệnh một cách dễ dàng hơn.

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh, di truyền học, môi trường sống kết hợp chụp CT não, cộng hưởng từ MRI, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cần làm gì để phòng tránh giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi?

Để hạn chế mắc giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, lời khuyên dành cho bạn là:

  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá,...
  • Hạn chế ăn các sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, đường hóa học,...
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ngủ đúng, đủ giấc để cơ thể đạt trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Tăng cường các hoạt động giao tiếp xã hội, tăng kỹ năng đọc hiểu, ghi chép, suy luận, học ngôn ngữ mới.
  • Sắp xếp công việc có kế hoạch, phân bổ thời gian hợp lý hạn chế sự căng thẳng và áp lực công việc 
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tầm soát nguy cơ mắc bệnh định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Bài viết các vấn đề liên quan đến giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, nếu bạn không may mắc bệnh và tình trạng ngày càng nặng thì đừng chậm trễ tái khám và nghe nhiều tư vấn đến từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết