Loãng xương là bệnh có những diễn biến âm thầm nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi và người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng cao.
Dưới đây sẽ là những thông tin về bệnh loãng xương ở người cao tuổi mà BookingCare tìm hiểu được, mời bạn đọc quan tâm tiếp tục theo dõi.
Loãng xương là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng khi xương bị thiếu canxi, hoặc có thể gọi là thiếu chất. Khi chúng ta già đi, hoặc vì một lý do nào đó, xương trở nên mỏng hơn, đồng nghĩa rằng không còn nhiều hàm lượng canxi trong xương.
Có một vài lý do dẫn đến căn bệnh loãng xương. Lý do đầu tiên là lão hóa. Trong quá trình lão hóa, quá trình hấp thụ canxi của cơ thể giảm, dẫn đến mất canxi từ xương. Người cao tuổi có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn, điều này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi và sức khỏe xương.
Ở người cao tuổi, lượng hóc-môn sản sinh ra ít đi và làm giảm mật độ xương. Các loại hoocmon ở phụ nữ như estrogen có tác dụng kết cấu lên mật độ xương. Và khi càng lớn tuổi, estrogen, cũng như các loại hoocmon khác sản sinh ra ít đi. Như vậy, mật độ xương cũng giảm xuống
Ngoài vấn đề tuổi tác, thì lý do không tập thể dục, hoặc phải nằm giường bệnh lâu ngày cũng có thể gây ra bệnh loãng xương. Khi ta tập thể dục, xương trở nên khỏe mạnh hơn. Cơ bắp càng khỏe mạnh thì xương khớp càng chắc khỏe. Vậy nên thiếu vận động có thể gây nên tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, người cao tuổi thường có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh lý mạn tính như: các bệnh lý về thận, nội tiết và hậu quả của việc dùng thuốc chứa corticoid kéo dài.
Bệnh loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ châu Á trên 45 tuổi. Nguyên nhân thường do cơ thể lão hóa đến thời kỳ mãn kinh dẫn đến suy giảm hoocmon.
Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở những người cao tuổi. Mật độ xương tối đa và sức mạnh đạt được ở tuổi 20-25. Mật độ và độ chắc khỏe của xương tương đối ổn định từ 25-45 tuổi. Mật độ xương bắt đầu giảm nhẹ sau tuổi 30 vì xương bắt đầu phân hủy chậm (quá trình gọi là tái hấp thu) nhanh hơn so với quá trình hình thành xương mới.
Đối với phụ nữ, quá trình mất xương nhanh nhất trong vài năm đầu sau khi mãn kinh , nhưng nó sẽ tiếp tục dần dần trong những năm sau mãn kinh. Khi mất mật độ xương xảy ra, bệnh loãng xương có thể phát triển. Quá trình này chậm hơn 10 năm ở nam giới.
Khi xương đã bị yếu do loãng xương, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như:
Các dấu hiệu này nhìn chung không rõ ràng và khó nhận biết cụ thể. Việc nhận biết căn bệnh này đôi khi khá khó khăn. Một ngày bạn đến bác sĩ khám vì bị đau lưng, đau cổ được chỉ định chụp x-quang, đo mật độ xương, và rồi lúc đó bác sĩ kết luận “bạn bị loãng xương!”.
Như đã nói ở trên, loãng xương không có nhiều biểu hiện cụ thể trừ khi bạn bị gãy xương. Loãng xương khiến cho xương giòn, dễ gãy hơn.
Loãng xương khiến cho xương trở nên dễ gãy. Ở Mỹ, nhiều người cao tuổi bị gãy xương hông khi ngã do bệnh loãng xương. Bệnh nhân bị gãy xương chậu có nguy cơ tử vong. Tóm lại, các biến chứng của loãng xương bao gồm bị gãy xương chậu, viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều người bị ngã gãy xương, dẫn tới khớp tổn thương và không thể đi lại hay di chuyển được, hoặc suy giảm chức năng vận động. Từ đó khiến suy giảm khả năng vận động từ đó có thể gây ra sự giới hạn và phụ thuộc vào người khác, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sống.
Bệnh loãng xương có thể ngăn ngừa và chữa trị bằng vài cách sau tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh. Đối với người ở độ tuổi 45 - 50, mắc chứng loãng xương ở mức độ thấp và vừa, bạn sẽ chữa trị bằng cách tập dục. Mỗi khi bạn tập luyện, tác động lực lên xương, xương sẽ được dãn ra giống như các cơ bắp vậy.
Xương sản sinh ra các tế bào khi ta tập thể thao, như nâng tạ chẳng hạn, thì cơ bắp sẽ to lên. Nhưng khi hoạt động cơ lưng, như nâng tạ bằng lưng, hay đi bộ, hay đeo các vật nặng trên lưng, xương cột sống của sẽ trở nên khỏe hơn. Ngược lại, nếu nằm trên giường cả năm, xương sẽ yếu dần đi. Vậy nên phương pháp hiệu quả nhất chữa trị loãng xương, đó là tập thể dục.
Phương pháp điều trị thứ hai là chế độ ăn uống để cân bằng canxi. Thiếu hụt canxi dẫn đến loãng xương. Một chế độ ăn khỏe mạnh gồm có rau, như sa-lát, hoặc rau màu xanh đậm giúp làm tăng mật độ xương và chứa nhiều canxi. Protein cũng rất quan trọng với việc cải thiện loãng xương. Tóm lại, protein, rau xanh, và sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi có tác dụng chắc khỏe xương.
Với tình trạng bệnh nghiêm trọng thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm chắc khỏe xương, nhưng đó là biện pháp cuối cùng có thể, tùy tình trạng bệnh mà bắt buộc phải dùng thuốc để không bị gãy xương.
Trước đây có rất nhiều bác sĩ cho rằng bệnh loãng xương dẫn đến thoái hóa xương khớp, hoặc đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Ngày nay, các bác sĩ lại đồng ý rằng bệnh loãng xương và thoái hóa là hai vấn đề khác nhau. Bệnh loãng xương có thể không khiến thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh loãng xương thường bị thoái hóa xương khớp do khó khăn trong việc di chuyển, nên hai chứng bệnh này thường diễn ra cùng nhau. Nhưng không có nghĩa rằng loãng xương là nguyên nhân gây đau của thoái hóa. Loãng xương chỉ có ảnh hưởng nghiêm trọng duy nhất là khiến xương dễ gãy hơn mà thôi.
Tình trạng loãng xương thì hầu như người cao tuổi nào cũng mắc phải. Với phương pháp trị liệu Thần kinh cột sống, các bác sĩ, chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, một yếu tố nữa đó là chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng bổ sung. Đa số, các bệnh nhân loãng xương được chỉ định sử dụng thực phẩm chức năng cung cấp canxi, protein và các khoáng chất giúp xương chắc khỏe.
Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống giúp đỡ người bệnh có khả năng đi lại, làm giảm nguy cơ chấn thương, bị ngã và gãy xương. Người bệnh loãng xương được áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn so với những người không sử dụng phương pháp điều trị này.
1. Chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi như thế nào? Loãng xương ở người cao tuổi có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp đo độ loãng xương, chụp X-quang và các xét nghiệm chẩn đoán khác. 2. Người cao tuổi bị loãng xương cần tránh ăn gì? Các loại thực phẩm có nhiều đường, muối; thực phẩm chế biến sẵn; caffein và rượu có thể dẫn đến mất xương và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Người cao tuổi nên lưu ý tránh những loại thực phẩm này 3. Tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới? Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới bởi xương của phụ nữ nhỏ và mỏng hơn nên khi mất cùng một lượng xương thì mật độ xương của nữ giới sẽ giảm mạnh hơn từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương. 4. Người cao tuổi khám loãng xương ở đâu? Bệnh nhân mắc loãng xương ở độ tuổi nào cũng nên lưu ý lựa chọn bệnh viện, phòng khám chuyên sâu, có bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị. Tại Hà Nội, bạn đọc có thể tham khảo Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E,... còn tại TPHCM có thể tham khảo Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Quốc tế City,... Xem review chi tiết các địa chỉ trong bài viết dưới đây: |
Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh loãng xương ở người cao tuổi mà BookingCare muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích và giúp cuộc sống bạn đọc mạnh khỏe hơn.