Tại châu Âu, cứ 30 giây lại có một người bị gãy xương do loãng xương. Tỷ lệ gãy xương do loãng xương hàng năm cao hơn tỷ lệ của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư vú cộng lại. Theo dự đoán, tỷ lệ gãy cổ xương đùi sẽ tăng từ 1,7 triệu người (năm 1990) lên đến 6,3 triệu người (năm 2050), trong đó 50% sẽ là người Châu Á.
Bệnh loãng xương đang trở thành mối nguy hại lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu bệnh loãng xương là gì và chưa chủ động phòng ngừa bệnh một cách tích cực.
Trong bài viết dưới đây, BookingCare sẽ giới thiệu với bạn đọc những thông tin tổng quan về bệnh loãng xương: các yếu tố nguy cơ, cách điều trị hiệu quả,...
Bệnh loãng xương là một căn bệnh làm giảm mật độ xương và khiến cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Nó thường xảy ra khi cơ chế tái tạo xương không cân bằng và xương mất quá nhiều canxi và các khoáng chất khác, làm giảm mật độ và sức mạnh của xương.
Bệnh loãng xương thường không gây triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người mắc loãng xương có nguy cơ cao hơn gãy xương, đặc biệt là ở cổ hông, cột sống và cổ tay. Gãy xương có thể xảy ra ngay cả từ những va chạm nhỏ hoặc các hoạt động hàng ngày.
Theo thống kê, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất với tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú. Các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế.
Tại Việt Nam có hơn 4 triệu người bị loãng xương, xảy ra ở cả nam và nữ, thường gặp nhất ở phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh.
Dưới đây là một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương:
Phụ nữ sau mãn kinh: Sau khi mãn kinh, sản xuất estrogen giảm, gây tác động tiêu cực đến tế bào khung xương. Điều này làm gia tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ.
Loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi. Xương có xu hướng mất mật độ dần theo thời gian, đặc biệt sau tuổi 50.
Người có tiền sử gia đình: Có thành viên trong gia đình (đặc biệt là cha mẹ) mắc loãng xương có thể là yếu tố di truyền gây tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người thiếu dinh dưỡng: Việc thiếu canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
Loãng xương do tuổi, giới tính, chủng tộc, di truyền, tiền sử gia đình
Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương. Cùng độ tuổi này, ở nam giới thì cứ 5 người lại có 1 người bị.
Tuổi càng cao, hoạt động của tạo cốt càng giảm và hoạt động của hủy cốt bào càng tăng, trong khi sự hấp thu calci ở ruột giảm đi và sự tái hấp thu calci ở ống thận cũng giảm. Ngoài ra ở người già, các nội tiết tố cũng giảm, sự hấp thu tiền vitamin D qua da cũng giảm…
Xét về phương diện chủng tộc thì người da trắng và châu Á có nguy cơ loãng xương cao hơn người da đen.
Yếu tố thể chất
Những người có thể chất thấp bé, nhẹ cân (chỉ số BMI<19), gầy sút nhanh sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao.
Loãng xương do bệnh lý
Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc như corticoid, heparin, phenyltoin, điều trị thyroid quá liều, thuốc hóa trị liệu, tia xạ, thuốc chống động kinh, tetracyclin, cyclosporin, rifampicin… cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.
Các yếu tố khác
Lối sống ít vận động, hút thuốc lá nhiều, uống rượu, chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu calci, vitamin D, C… cũng gia tăng nguy cơ loãng xương.
Bệnh loãng xương nếu không được theo dõi có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh loãng xương:
Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng khi về già. Loãng xương có thể chủ động phòng ngừa hoặc làm giảm tiến độ phát triển của bệnh nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời với bác sĩ Cơ Xương Khớp.
Điều trị không dùng thuốc bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng, thay đổi lối sống, theo dõi và quản lý bệnh. Với những bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương, cần lưu ý:
Việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương phụ thuộc vào tuổi và tình trạng của người bệnh.
Các thuốc được chỉ định thuộc nhóm bisphosphonate, Calcitonin, các tác nhân điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc, các Hormon thay thế, các loại thuốc khác (vitamin K, Parathyroid hormone, Strontiumranelate (Protelos) có tác dụng tăng tạo xương và giảm hủy xương, Denosumab, Hormon tăng trưởng (GH), Isoflavon…) phối hợp với calci, vitamin D.
Phương pháp điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định với các trường hợp gãy cổ xương đùi và các xương ngoại vi, xẹp lún đốt sống do loãng xương.
Việc phòng bệnh loãng xương cần được đặt ra ngay từ khi còn nhỏ, ở tất cả các lứa tuổi và cần đảm bảo các vấn đề sau:
Cùng BookingCare giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh loãng xương:
1. Bệnh loãng xương nên ăn gì? Người bệnh loãng xương nên ăn gì? Việc ăn một chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng là rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe xương và phòng ngừa bệnh loãng xương. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn để hỗ trợ sức khỏe xương:
2. Bệnh loãng xương có chữa được không? Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể điều trị và quản lý để giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện chất lượng sống. 3. Khám chữa, điều trị bệnh loãng xương ở đâu? Nếu có nhu cầu khám chữa, điều trị bệnh loãng xương, bạn đọc có thể tham khảo những bài viết dưới đây: 4. Người trẻ tuổi có bị loãng xương không? Người trẻ tuổi vẫn có thể bị loãng xương. Đã có những trường hợp loãng xương chỉ khi mới 20 – 30 tuổi. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ như rối loạn nội tiết, yếu tố di truyền, dinh dưỡng, ít vận động,... 5. Đo loãng xương bao nhiêu tiền? Chi phí đo loãng xương sẽ dao động trong khoảng 200.000đ - 500.000đ/lượt. |
Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về bệnh loãng xương mà bạn đọc cần biết. Mong rằng bạn đọc sẽ có những quyết định đi khám phù hợp nếu không may có dấu hiệu mắc bệnh loãng xương.