Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 là một trong những bệnh lý phổi nguy hiểm và khó chữa. Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, khi các triệu chứng đã trở nên rất nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Triệu chứng giai đoạn 4 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Như đã giới nhắc đến trong bài viết “Các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn sớm nhất (1) cho đến giai đoạn rất nặng (4). Giai đoạn 4 của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được đánh giá là giai đoạn nghiêm trọng nhất.
Các triệu chứng trong giai đoạn này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng chính ở giai đoạn 4 bao gồm:
- Khó thở: Khó thở thường xuyên, liên tục. Người bệnh có cảm giác khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Mức oxy trong máu thấp: Bệnh nhân có thể gặp tình trạng thiếu oxy trong máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược.
- Sụt cân: Do khó thở và giảm hoạt động, người bệnh có thể gặp tình trạng sụt cân không mong muốn.
- Nhức đầu: Triệu chứng nhức đầu thường xuyên có thể xuất hiện, đặc biệt vào buổi sáng.
- Hạn chế sinh hoạt: Khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày sẽ bị hạn chế do khó thở và mệt mỏi.
Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp, tăng nhịp tim và nhiễm trùng nặng. Đặc biệt, các cơn khó thở cấp có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây tử vong.
Việc nhận biết và hiểu rõ về triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn 4 là rất quan trọng để có thể tiến hành điều trị và quản lý bệnh hiệu quả.
Điều trị giai đoạn 4 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trong giai đoạn cuối của bệnh, phổi chỉ hoạt động ở mức 30% hoặc ít hơn, đòi hỏi các biện pháp điều trị phải được thực hiện kỹ lưỡng và nhanh chóng.
Để duy trì hoạt động như trước đây, bệnh nhân cần tiếp tục duy trì hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải, tránh xa thuốc lá, môi trường ô nhiễm, cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể và tham gia các chương trình phục hồi chức năng phổi.
Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc liên tục hằng ngày: thuốc giãn phế quản, steroid, kháng sinh (khi có đợt cấp) , liệu pháp oxy bổ sung, thở máy không xâm nhập, hoặc điều trị phẫu thuật như phẫu thuật giảm thể tích phổi hoặc ghép phổi.
Giai đoạn 4 của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, với các biện pháp điều trị kỹ lưỡng và chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.