Theo thống kê, có khoảng 1,5 - 2% dân số thế giới mắc bệnh vẩy nến. Đây là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính dai dẳng, có thể tái phát nhiều lần và đặc biệt là chưa có thuốc điều trị dứt điểm.
Bệnh vẩy nến là một bệnh lý da liễu khá phổ biến. Bệnh gây tổn thương trên da là các dát đỏ có phủ vảy trắng khô dễ bong, thường gặp nhất ở đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu.
Bệnh thường không gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, nhưng rất mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng diễn biến theo chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm bớt một thời gian rồi có thể tại lại bất cứ lúc nào.
Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến đó là: hệ thống miễn dịch có vấn đề và mắc bệnh do yếu tố di truyền.
Bệnh vẩy nến được cho là một vấn đề của hệ thống miễn dịch khiến các tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường. Trong đó loại bệnh vẩy nến phổ biến nhất, được gọi là bệnh vẩy nến thể mảng.
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Nguyên nhân khởi phát bệnh được cho là một vấn đề của hệ thống miễn dịch. Trong đó các tế bào chống nhiễm trùng tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh khiến quá trình tái tạo da nhanh gấp 3 - 5 lần bình thường.
Sự thay đổi tế bào nhanh chóng này dẫn đến các dát đỏ, có vảy khô, dễ bong tróc và nếu điều trị sai có thể viêm nhiễm, có mủ, chảy máu.
Bác sĩ da liễu có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh dựa trên các tổn thương da điển hình như: các mảng da có vảy, ban đỏ có thể gây đau và ngứa, sáp vảy nến khi cạo tổn thương và hình ảnh giọt sương máu sau khi cạo. Do đó, người bệnh thường không cần xét nghiệm máu vẫn được chẩn đoán dễ dàng.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm khi cần loại trừ một số bệnh khác dễ gây nhầm lẫn như viêm khớp dạng thấp và có thể chụp X-quang các khớp bị ảnh hưởng để xem người bệnh có bị biến chứng viêm khớp vảy nến hay không. Nếu đúng như vậy, người bệnh sẽ được bác sĩ khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da phối hợp cùng bác sĩ khoa Cơ Xương Khớp cùng điều trị viêm khớp, thấp khớp.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể được sinh thiết mẫu da nhỏ của người bệnh để kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh vảy nến chính xác.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh vẩy nến bao gồm:
Có nhiều loại bệnh vẩy nến khác nhau tùy theo vị trí của vùng da bị bệnh. Dưới đây là các dạng bệnh vẩy nến thường gặp và các triệu chứng tương ứng:
Đây là loại bệnh vẩy nến phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số người mắc bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến mảng gây ra các mảng da khô, ngứa, phủ đầy vảy. Có thể có ít hoặc nhiều. Chúng thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới và da đầu.
Các mảng có màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào màu da. Vùng da bị ảnh hưởng có thể lành lại với những thay đổi tạm thời về màu sắc (tăng sắc tố sau viêm), đặc biệt là trên da nâu hoặc đen.
Bệnh vẩy nến thể giọt chủ yếu ảnh hưởng đến người trẻ tuổi và trẻ em. Loại bệnh vẩy nến này thường được kích hoạt bởi nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Biểu hiện đặc trưng là các đốm vảy nhỏ, hình giọt nước trên thân, cánh tay hoặc chân.
Bệnh vẩy nến nghịch đảo chủ yếu xuất hiện ở các nếp gấp da như: ở háng, mông, nách và ngực. Gây ra các mảng da bị viêm, láng, mịn do ẩm ướt, đổ mồ hôi, trở nên trầm trọng hơn khi ma sát và đổ mồ hồi nhiều. Bệnh vảy nến nghịch đảo rất dễ nhầm với bệnh nhâm kẽ.
Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, gây ra các vết rỗ, móng phát triển bất thường và đổi màu. Móng tay bị vảy nến có thể lỏng ra và tách ra khỏi nền móng (nấm móng). Bệnh nặng có thể khiến móng bị gãy.
Bệnh vẩy nến mủ là một loại hiếm gặp, gây ra các mụn nước có mủ. Triêuj chứng có thể xảy ra ở các mảng rộng rãi hoặc trên các vùng nhỏ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Đây là loại bệnh vẩy nến ít phổ biến nhất, bệnh vẩy nến đỏ da có thể bao phủ toàn bộ cơ thể với các vết phát ban bong tróc, có thể ngứa hoặc bỏng dữ dội. Nó có thể tồn tại trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính).
Đến nay, bệnh vảy nến vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để mà các biện pháp chữa trị chỉ có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh, kéo dài thời gian ổn định, giảm tần suất bệnh tái phát.
Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị gồm: giai đoạn tấn công để làm sạch và hồi phục các vùng da bị tổn thương và giai đoạn duy trì để duy trì sự ổn định đó.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc hay các biện pháp điều trị nào trước khi có sự chỉ định từ bác sĩ:
Thuốc bôi tại chỗ hiện nay được sử dụng thường có chứa thành phần corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, acid salicylic… thường được sử dụng cho các trường hợp vảy nến mức độ nhẹ hay trung bình.
Ví dụ như: Methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid hay các thuốc sinh học.
Thuốc sinh học là một bước tiến mới mang lại nhiều hi vọng cho người bệnh vảy nến khi cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh sau khi dùng thuốc sinh học có thể hồi phục hoàn toàn phần da bị thương tổn, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Có nhiều loại thuốc sinh học hiện nay được sử dụng rộng rãi ở Trung tâm Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện TWQĐ 108 như: Remicade, Humira, Fraizeron, Stelara…
Liệu pháp ánh sáng là việc sử dụng năng lượng từ tia cực tím B, PUVA hay Laser Excimer... có bước sóng phù hợp chiếu vào da điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến hay một số bệnh ngoài da.
Liệu pháp ánh sáng sẽ cho tác dụng chữa bệnh vảy nến bằng cách xâm nhập bề mặt da và làm chậm sự phát triển của các tế bào bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên quan đến vẩy nến.
Bệnh vẩy nến tuy chưa thể điều trị triệt để nhưng nếu người bệnh tuân thủ các biện pháp điều trị của bác sĩ, kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh vẩy nến, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác về bệnh vẩy nến tại cẩm nang sức khỏe của BookingCare.