Cách tiếp cận điều trị rối loạn tiêu hóa thường phải được cá nhân hóa, dựa trên tình trạng sức khỏe và triệu chứng cụ thể của từng người. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của rối loạn tiêu hóa, các cách chữa rối loạn tiêu hóa khác nhau có thể được áp dụng.
Chữa trị rối loạn tiêu hóa có thể bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị, và thậm chí là các biện pháp tâm lý để quản lý stress và tình trạng tâm lý.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, hợp lý
Uống đủ nước, tăng cường chất xơ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi như rau bina, cải xoăn, cà rốt, súp lơ,… để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, sự trao đổi chất tốt hơn.
Ăn thêm thực phẩm giàu kẽm như sò, lòng đỏ trứng, đậu phộng, khoai lang,… để hỗ trợ tái tạo tế bào miễn dịch, giảm nguy cơ bị tiêu chảy, nhiễm trùng.
Các mẹ lưu ý nên chọn thực phẩm tươi sống, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh khi chế biến.
Thiết lập lối sống khoa học, sạch sẽ, khỏe mạnh
Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước khi ăn, nhai kỹ thức ăn, chia nhỏ các bữa ăn để giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa, trẻ sẽ ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn.
Trẻ cần tập thể dục hằng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi để thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
Tránh căng thẳng, áp lực khiến con ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa. Cần tạo không khí vui vẻ để bé thích thú với việc ăn.
Điều trị bằng thuốc
Men tiêu hóa có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề cũng như bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng… Tuy nhiên, sử dụng men tiêu hóa cần được chỉ định của bác sĩ. Không dùng men tiêu hóa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Ngoài ra tùy theo tình trạng bệnh mà các loại thuốc trị tiêu chảy, nhuận tràng, thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid có thể được sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc này cho trẻ mà không có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa có nôn và tiêu chảy nhiều, cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol pha theo chỉ dẫn, nước dừa, nước lọc…
Tương tự, chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn cũng áp dụng tương tự các phương pháp thay đổi lối sống, sinh hoạt tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thay đổi cách thức ăn uống: Đảm bảo thức ăn, nước uống có nguồn gốc rỗ ràng, đảm bảo vệ sinh
Hạn chế các thức ăn dễ gây đầy bụng, khó tiêu như: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v…
Tránh dùng quá nhiều cà phê hay sữa, hạn chế thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (loại đường dùng trong các sản phẩm nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước lọc, nhất là với bệnh nhân dễ bị táo bón.
Rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục thể thao
Vận động thân thể đều đặn: Chơi thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác đói. Từ đó giúp củng cố hệ tiêu hóa tốt hơn.
Tránh thức khuya: Thói quen xấu này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Thức khuya thường kéo theo dậy muộn khiến giờ giấc ăn uống không đúng khoa học, có hại cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh giúp cung cấp đủ số lượng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp diệt trừ vi khuẩn có hại. Men vi sinh cũng khiến thức ăn tiêu hóa dễ hơn, không ứ đọng ở dạ dày và vận chuyển các chất tới cơ quan khác hiệu quả.
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng men, đặc biệt cần dùng theo đơn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Điều trị bằng thuốc
Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng của tình trạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa:
Mục tiêu của các phương pháp chữa rối loạn tiêu hóa là giảm bớt triệu chứng không mong muốn và cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp người bệnh có thể vượt qua những khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống.