BookingCare và Bác sĩ Tiêu hóa sẽ giải đáp câu hỏi về các cách chữa viêm đại tràng hiệu quả, được nhiều bệnh nhân ứng dụng hiện nay. Cùng với đó là nguyên tắc chữa viêm đại tràng để bạn đọc có thể chuẩn bị tinh thần sống chung với bệnh một cách thoải mái, tự tin.
Với viêm đại tràng cấp tính, thường là do các tác nhân nhiễm trùng như siêu vi, vi khuẩn và nhiễm ký sinh trùng. Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, bằng dung dịch nước, muối, đường qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. M
ột hỗn hợp dung dịch bù nước tiện lợi có thể được pha từ ½ muỗng cà phê muối (3.5 g), 1 muỗng cà phê baking soda (2.5 g NaHCO3), 8 muỗng cà phê đường (40 g), 240ml nước cam vắt (1,5 g KCl) cho 1 lít nước, uống theo nhu cầu.
Các phương pháp điều trị bằng thuốc khác bao gồm:
Thuốc chống tiêu chảy
Khi có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ hoặc trung bình, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng. Nhóm thuốc opioid có thể giảm lượng và thể tích dịch phân, và kiểm soát sự đau bụng gây tống phân đột ngột, tuy nhiên không sử dụng trên bệnh nhân có tiêu phân máu, sốt cao hoặc triệu chứng độc toàn thân.
Loperamide thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc kháng cholinergic (như diphenoxylate với atropine) bị chống chỉ định trong bệnh nhân có tiêu chảy cấp do nguy cơ thấp thúc đẩy bệnh phình đại tràng nhiễm độc.
Thuốc diệt khuẩn đường ruột
Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng theo kinh nghiệm của bác sĩ, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột, chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng tối đa từ 5-7 ngày để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Các nhóm thuốc khác
Trong viêm đại tràng mạn tính, tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau của bệnh mà có các nhóm thuốc khác nhau.
Với viêm đại tràng mãn do nguyên nhân tự miễn như bệnh viêm loét đại tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn’s:
Viêm đại tràng – trực tràng mãn tính do lỵ amip được chỉ định sử dụng các loại thuốc diệt ký sinh trùng ở trong mô ruột và ở trong lòng ruột. Thông thường thời gian điều trị kéo dài từ 10 đến 20 ngày.
Riêng với trường hợp bệnh lý viêm đại tràng do các tác nhân đặc hiệu như vi khuẩn lao, cần tầm soát vi khuẩn lao ở phổi và tiến hành điều trị lao theo chương trình tầm soát lao quốc gia, phác đồ điều trị thông thường bao gồm nhiều kháng sinh, và kéo dài trong nhiều tháng. Bệnh nhân cũng được theo dõi những biến chứng có thể xảy ra như thủng ruột, và tắc ruột để điều trị can thiệp ngoại khoa nếu đúng chỉ định.
Dưới đây là một số mẹo thường được áp dụng nhiều hiện nay:
Berberin
Berberin là một hợp chất được tìm thấy trong nhiều loài thực vật. Berberine là một muối ammonium bậc bốn muối từ nhóm protoberberine của các alkaloid benzylisoquinoline được tìm thấy trong các loài thực vật như Berberis. Các loại thực vật chứa berberin được sử dụng trong Đông y (TCM), Ayurveda, và các nền y học cổ truyền khác để điều trị nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa và bệnh lý viêm nhiễm.
Nghệ và mật ong
Nghệ có chứa hàm lượng lớn Curcumin và một số hoạt chất khác giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: Sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, trị viêm họng, chữa ho khan, tăng cường thể lực,… Đặc biệt, công dụng tốt nhất của nghệ là giúp làm lành vết viêm loét và hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả.
Mật ong cũng là một trong các nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hóa. Khi được kết hợp nghệ với mật ong có tác dụng giảm viêm đau đại tràng nhanh chóng.
Nha đam
Nha đam có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: Nhuận tràng, mát gan, thông tiện, thanh nhiệt giải độc,... Theo Y học hiện đại, loại dược liệu này có đặc tính chống viêm mạnh và có tính diệt khuẩn cao. Vì vậy, thường được dùng để điều chế làm thành các loại thuốc chữa dị ứng, bỏng, eczema, làm dịu vết cắn côn trùng và chữa viêm đại tràng.
Lá ổi
Lá ổi có chứa nhiều hoạt chất như tanin pyrogalic, triterpenoid, axit psiditanic,… Các hoạt chất này có tác dụng kích thích cơ trơn ruột, làm se lớp niêm mạc và ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong lá ổi rất tốt cho người mắc bệnh tiêu hoá như: Cầm tiêu chảy, kháng khuẩn, giảm đau,... Do đó, người mắc bệnh viêm đại tràng có thể uống nước lá ổi thường xuyên để điều trị.
Củ riềng
Theo Đông y, củ riềng có tính ấm, ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị và tăng cường chức năng tỳ thổ. Vì vậy đây là dược liệu được dân gian sử dụng để điều trị chứng bệnh viêm đau đại tràng.
Viêm đại tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất, với đặc điểm là khó chữa khỏi dứt điểm và dễ tái phát. Do vậy, trong quá trình chữa viêm đại tràng, bạn đọc nên lưu ý những nguyên tắc sau:
Yếu tố tinh thần quyết định lớn trong chữa viêm đại tràng. Cùng với dạ dày, đường ruột cũng là nơi chịu tác động thần kinh nhiều nhất trong cơ thể. Vì vậy, nếu như tinh thần không thoải mái, lo âu, căng thẳng có thể làm bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Người bị bệnh viêm đại tràng nên ăn nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Các thực phẩm không nên ăn:
Phần lớn người bệnh đều thấy các triệu chứng viêm đại tràng thuyên giảm nhanh chóng sau khi uống thuốc một vài ngày, nhưng sau đó dù vẫn duy trì sử dụng thuốc bệnh lại có dấu hiệu quay trở lại như cũ, nhiều người dừng lại vì cho rằng thuốc đó không có tác dụng.
Tuy nhiên, để chữa viêm đại tràng hiệu quả cần phải kiên trì theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ mới có tác dụng rõ ràng. Bên cạnh chế độ thuốc men, người bệnh cũng cần hạn chế ăn uống các chất dễ gây kích thích đường ruột như BookingCare có gợi ý bên trên.