Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm có thể gây giảm tiểu cầu trong cơ thể. Đây là một loại bệnh lý miễn dịch khiến cho kháng thể chống lại tiểu cầu, tiểu cầu bị phá hủy nên giảm rõ rệt số lượng khiến cơ thể dễ bị chảy máu.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu là một trong những vấn đề thường gặp và là tiêu chí để đánh giá mức độ nặng của bệnh sốt xuất huyết. Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống quá mức cho phép thì người bệnh vừa bị xuất huyết vừa bị giảm hoàn toàn khả năng chống lại nhiễm trùng và khả năng đông máu.
Khi bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân cần chú ý cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày, không nên hoạt động nặng và chạy nhảy, hạn chế xỉa răng, không ăn những vật cứng,...
Truyền tiểu cầu là một phương pháp có thể được áp dụng để tăng tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết.
Trên thực tế bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết, nhiều trường hợp tiểu cầu xuống ngưỡng thấp, nhưng không có dấu hiệu chảy máu thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà không cần truyền tiểu cầu, sau khi hết xu hướng xuống, tiểu cầu sẽ tăng dần.
Trong phác đồ của Bộ Y tế, với người sốt xuất huyết tiểu cầu tụt xuống dưới 5 G/L mà chưa có dấu hiệu chảy máu thì cân nhắc truyền dự phòng, theo chỉ định của thầy thuốc, trên lâm sàng của từng bệnh nhân.
Vì vậy, không phải trường hợp sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nào cũng cần truyền tiểu cầu.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ cũng đóng vai trò hỗ trợ trong việc tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết. Tham khảo bổ sung các thực phẩm dưới đây để chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết:
Ngoài ra, chế độ nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất cần thiết cần thiết cho quá trình chữa bệnh của cơ thể. Khi đối phó với bệnh sốt xuất huyết, hãy ưu tiên giấc ngủ chất lượng để hỗ trợ sản xuất tiểu cầu và phục hồi tổng thể.
Trên đây là một số cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh nhân không cần quá lo lắng mà hãy tiếp tục điều trị theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ.