Chảy máu dạ dày: triệu chứng và cách điều trị
Chảy máu dạ dày: triệu chứng và cách điều trị
Chảy máu dạ dày do viêm loét
Chảy máu dạ dày do viêm loét - Ảnh: SKĐS

Chảy máu dạ dày: triệu chứng và cách điều trị

Chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương chưa được chữa trị kịp thời. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như viêm loét dạ dày lâu ngày có thể gây biến chứng chảy màu dạ dạ dày. Khi dạ dày bị chảy máu ồ ạt không cầm máu được có thể gây nguy kịch đến tính mạng cần được bác sĩ chuyên khoa, cơ sơ y tế cứu cấp ngay. 

Vì vậy, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp và thăm khám định kỳ để dự phòng, điều trị các bệnh về dạ dày, tránh để biến chứng gây nên chảy máu dạ dày.

Chảy máu dạ dày là gì?

Chảy máu dạ dày (còn gọi là xuất huyết dạ dày) là một cấp cứu nội và ngoại khoa thường gặp. Bệnh nhân phải được theo sát và đánh giá đúng tình trạng mất máu, đồng thời tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày

  • Do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính, ung thư dạ dày…. những bệnh này có thể là tác nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến chảy máu dạ dày.

     

  • Lao động nặng như mang vác đồ hoặc không may có tác động mạnh vào vùng bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết dạ dày.

     

  • Yếu tố tâm lý: Khi người bệnh đang gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa mà rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ rất dễ khiến cho các mạch máu căng lên từ đó dẫn đến xung huyết vào những vị trí đang bị viêm loét và gây chảy máu. 

     

  • Chế độ ăn uống: Sử dụng những thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều chất kích thích cũng dẫn đến khả năng tác động và gây kích thích những vết viêm loét thêm trầm trọng và chảy máu.

     

  • Ngoài ra sử dụng rượu, bia, thuốc tân dược cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày.

Triệu chứng

Một số dấu hiệu nhận biết chảy máu dạ dày người bệnh cần chú ý: 

  • Nôn ra máu: Buồn nôn, nôn ra máu có lẫn thức ăn. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen tùy vào tình trạng bệnh. 
  • Đi ngoài phân đen: Đi ngoài ra máu tươi, phân đen, có mùi hôi tanh. Màu sắc của phân đen sẫm chứng tỏ bệnh đang tiến đến giai đoạn xuất huyết nặng. 
  • Cả nôn ra máu và đi ngoài phân đen, đau vùng thượng vị. Khi thấy biểu hiện này, người bệnh cần đi khám ngay, tránh những nguy hiểm không đáng có.
  • Da xanh, hoa mắt chóng mặt...

Những triệu chứng trên đều rất nguy hiểm, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tiêu hóa ngay để được hỗ trợ kịp thời. 

Biến chứng do chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày là dấu hiệu nguy hiểm, nếu không thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến hệ quả như: 

  • Là một cấp cứu, có thể tự cầm máu và hồi phục. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ chảy máu khó cầm cần phải được cấp cứu kịp thời
  • Có thể gây tử vong do không cấp cứu kịp thời
  • Có thể gây ảnh hưởng chức năng tim mạch

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Dự phòng là rất quan trọng, vì vậy nên thăm khám, điều trị kịp thời các dấu hiệu viêm loét dạ dày tránh biến chứng. Có thể phòng ngừa bằng một số cách sau: 

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress quá mức.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Ăn chín uống sôi, nói không với thực phẩm bẩn, hạn chế nước ngọt có ga, bia rượu.
  • Sinh hoạt hợp lý, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không ngủ ngay sau khi ăn.
  • Đến cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu lạ liên quan đến chảy máu ở dạ dày.
Nghệ vàng có tác dụng tốt bảo vệ dạ dày
Nghệ vàng có tác dụng tốt bảo vệ dạ dày - Ảnh: Pixabay

Không nên tự sử dụng một số thuốc giảm đau, chống viêm mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa 

Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Cần tìm hiểu các loại thức ăn phù hợp và ăn uống điều độ, hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare