Chảy máu não có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị chảy máu não cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhằm giúp người bệnh cải thiện tình trạng và hạn chế nguy cơ tái phát.
Chảy máu não cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nào?
- Tăng huyết áp không kiểm soát: Tăng huyết áp không kiểm soát là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu não. Bệnh lý này có thể kiểm soát được bằng thuốc và chế độ sinh hoạt (thông qua việc tuân theo chế độ điều trị bằng thuốc huyết áp, thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, rượu bia, hạn chế ăn mặn,...) để kiểm soát huyết áp.
- Phình mạch máu não: chảy máu não cũng có thể là do vỡ phìnhcủa một mạch máu não do tại các vị trí phình mạch não, thành mạch sẽ yếu hơn bình thường dẫn tới rất dễ bị rách vỡ, gây chảy máu não. chảy máu trong não.
- Chấn thương sọ não: chảy máu não cũng có thể xảy ra do chấn thương đầu gây chấn động não hoặc gây tổn thương trực tiếp cho mạch máu trong não. Nếu một mạch máu trong não bị vỡ do chấn thương dẫn đến chảy máu não.
- U não: Một số khối u não có thể gây chảy máu não do áp lực lên các mạch máu trong não hoặc làm suy yếu thành mạch máu, đặc biệt là các khối u lớn.
- Một số bệnh lý rối loạn đông máu như: bệnh von Willebrand, bệnh Hemophilia hoặc sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu khác có thể dẫn tới chảy máu não do máu không thể đông lại như bình thường.
Biến chứng nguy hiểm của chảy máu não
Chảy máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn hô hấp, khó thở, tím tái, thở khò khè, suy hô hấp.
- Giảm khả năng quan sát, hạn chế tầm nhìn dẫn tới nguy cơ ngã hoặc gây tai nạn khi tham gia giao thông, chơi thể thao…
- Rối loạn thị lực, khó nhìn rõ, thậm chí là mù tạm thời.
- Liệt chân tay, liệt nửa người tùy mức độ, có thể tiến triển tới cứng khớp dẫn đến di chuyển khó khăn, làm người bệnh phụ thuộc vào người chăm sóc.
- Rối loạn ngôn ngữ, khó phát âm và bị hạn chế về khả năng hiểu ngôn ngữ.
- Một số bệnh nhân chảy máu não có thể gặp tình trạng co giật, động kinh.
- Tình trạng suy giảm ý thức, mất ý thức tạm thời, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Chảy máu não có thể chữa khỏi không?
Khả năng điều trị thành công chảy máu não phần lớn phụ thuộc vào mức độ xuất huyết, vị trí khối máu tụ và tình trạng tổn thương nhu mô não xung quanh.
Trong một số trường hợp bệnh nhân có khối máu tụ nhỏ, không gây áp lực lớn lên các cấu trúc quan trọng của não có thể điều trị khỏi nếu tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ kết hợp chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh lối sống tại nhà hợp lý.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp chảy máu não ở các vị trí nguy hiểm (như vùng thân não chứa các trung tâm hô hấp tuần hoàn…) hoặc chảy máu não diện rộng có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tuần hoàn… ảnh hưởng đến tính mạng.
Việc chữa khỏi hoàn toàn chảy máu não cần can thiệp các biện pháp y khoa phức tạp hơn như phẫu thuật hoặc hồi sức thần kinh kéo dài để loại bỏ chảy máu não.
Bên cạnh đó, độ tuổi mắc bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị chảy máu não. Các trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, người trưởng thành dưới 50 tuổi thường có khả năng điều trị và hồi phục tốt hơn so với những trường hợp trên 50 tuổi.
Tuy nhiên nguyên nhân chảy máu não ở nhóm bệnh nhân này thường có nguyên nhân phức tạp hơn như dị dạng mạch máu não, đòi hỏi các phương pháp can thiệp mạch, phẫu thuật phức tạp hơn.
Trên đây là thông tin về chảy máu não có nguy hiểm không, hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin mới về tình trạng này. Dù tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nếu được thăm khám cụ thể từ bác sĩ và điều chỉnh lối sống phù hợp.