- Xuất bản: 06/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Dị dạng mạch máu não là bệnh lý hiếm gặp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe - ảnh: BookingCare
Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý hiếm gặp liên quan đến hệ thống mạch máu não, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đọc thêm trong bài viết sau!
Dị dạng mạch máu não (AVM) là trường hợp động mạch và tĩnh mạch trong não nối trực tiếp với nhau không thông qua mao mạch, tạo thành một mạng lưới mạch máu phức tạp. Dị dạng mạch máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phân loại dị dạng mạch máu não và các triệu chứng
Dị dạng mạch máu não có nguy cơ làm chảy máu mạch máu gây tổn thương đến hệ thần kinh. Dị dạng mạch máu thường có nhiều biểu hiện và đặc điểm riêng, được phân chia thành các trường hợp cụ thể như sau:
Loại dị dạng mạch máu
Đặc điểm
Biểu hiện
Dị dạng động tĩnh mạch màng cứng
Loại dị dạng mạch máu não phổ biến nhất.
Động mạch và tĩnh mạch kết nối trực tiếp, không thông qua mao mạch.
Một tổ chức mạch máu gồm tĩnh mạch và mao mạch không hoàn chỉnh chứa nhiều máu, thành mạch máu mỏng.
Các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí và kích thước của dị dạng.
Đau đầu
Tê hoặc liệt các cơ
Co giật
Giảm khả năng nói
Mất ý thức
Dị dạng hang
Một mạng lưới các động và tĩnh mạch kết nối bất thường với nhau không qua mao mạch
Đau đầu cấp tính
Chảy máu não
Tăng áp lực mạch máu não
Mất ý thức
Dị dạng tĩnh mạch
Các mạch máu tĩnh mạch bị phình và không hoạt động bình thường.
Đau đầu
Co giật
Cảm giác tê hoặc tê liệt một số cơ
Khó nói
Giảm thị lực
Giãn mao mạch
Các mạch máu tạo thành các quả mao mạch trong não
Đau đầu
Co giật
Tê liệt một số cơ quan
Mức độ biến chứng tùy thuộc vào vị trí và kích thước của dị dạng.
Biến chứng thường gặp khi bị dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biến chứng thường gặp bao gồm:
Đột quỵ: dây là biến chứng nguy hiểm nhất của dị dạng mạch máu não, nguyên nhân do thiếu máu hoặc xuất huyết trong não.
Tăng áp lực trong não gây ra sự căng thẳng và áp lực lên các cấu trúc trong não dẫn đến những tình trạng đau đầu, chóng mặt, mất cân bằng, giảm thị lực…
Suy giảm chức năng não do thiếu máu hoặc tổn thương các khu vực não quan trọng.
Nguyên nhân của dị dạng mạch máu não
Hiện chưa có nhiều thông tin về nguyên nhân gây ra dị dạng mạch máu não. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến y khoa được đưa ra, dị dạng mạch máu não có thể xuất phát từ các nguyên nhân liên quan đến di truyền, đột biến gen và quá trình tạo mạch máu mới từ các mạch máu hiện có.
Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng dị dạng mạch máu não có khả năng xuất phát từ các vấn đề thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não dẫn tới sự phát triển của các mạch máu dị dạng.
Đối tượng có nguy cơ mắc dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý hiếm gặp. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên một số nhóm có nguy cơ cao mắc dị dạng mạch máu não gồm:
Nhóm đối tượng từ 10 đến 40 mắc bệnh càng sớm càng có nguy cơ làm hỏng mô não theo thời gian.
Gia đình từng có người mắc bệnh (di truyền).
Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Những người đã từng bị đột quỵ hoặc các vấn đề về tuần hoàn máu.
Các phương pháp chẩn đoán dị dạng mạch máu não
Để xác định dị dạng mạch máu não, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán như sau:
Kiểm tra cận lâm sàng: gồm kiểm tra y khoa tổng quát nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng bệnh.
Chụp cắt lớp (CT) có bơm thuốc: tìm kiếm bất thường trong động mạch và các tĩnh mạch dẫn lưu bằng tia X.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có bơm thuốc: quan sát hình ảnh chi tiết của não và các khu vực xung quanh nhằm tìm kiếm dấu hiệu bất thường của mạch máu não.
Chụp Mạch máu số hóa xóa nền (DSA): kỹ thuật chụp xâm lấn, giúp dựng hình mạch máu rõ nhất và lên phương án điều trị nút mạch.
Cần làm gì khi bị dị dạng mạch máu não?
Các trường hợp được chẩn đoán mắc dị dạng mạch máu não cần được theo dõi và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa xuất huyết cũng như dự phòng các biến chứng thần kinh khác.
Thực hiện tuân thủ yêu cầu theo dõi, kiểm soát và điều trị theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt để kiểm soát bệnh lý và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm có thể gây ra.
Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật để tái tạo lại cấu trúc hệ thống mạch, hạn chế các triệu chứng dị dạng mạch máu não làm ảnh hưởng đến cuộc sống và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Những lưu ý khi chăm sóc người bị dị dạng mạch máu não
Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ, người bệnh và người thân cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để cải thiện sức khỏe và sống chung với bệnh. Một số lưu ý bao gồm:
Theo dõi, quan sát và ghi lại mức độ, biểu hiện của các triệu chứng bệnh, cung cấp cho bác sĩ một cách cụ thể về tình trạng sức khỏe nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Tạo ra môi trường an toàn cho người bệnh để giảm nguy cơ tai nạn hoặc tổn thương (sắp xếp lại đồ vật trong nhà, hạn chế cho người bệnh tham gia các hoạt động thể thao, vận động nguy hiểm,...)
Động viên và hỗ trợ tinh thần cho người bệnh và gia đình để vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.
Dị dạng mạch máu não là một vấn đề y tế nghiêm trọng và cần được quan tâm. Việc có thêm thông tin liên quan đến bệnh lý là điều quan trọng giúp người bệnh theo dõi sức khỏe nhằm phát hiện và điều trị dị dạng mạch máu não kịp thời, giúp giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm và duy trì sức khỏe tốt hơn.