Chọc hút trứng có đau không? Nguyên nhân và cách giảm đau sau chọc hút
Chọc hút trứng có đau không? Nguyên nhân và cách giảm đau sau chọc hút
Chọc hút trứng có đau không? Nguyên nhân và cách giảm đau sau chọc hút - Ảnh: BookingCare

Chọc hút trứng có đau không? Nguyên nhân và cách giảm đau sau chọc hút

Tác giả: - Xuất bản: 18/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
“Chọc hút trứng có đau không” là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Hãy cùng BookingCare tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

Chọc hút trứng cho đến nay là phương pháp thông dụng, dễ thực hiện và nâng cao tỷ lệ thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên nó là một thủ thuật xâm lấn nên khiến không ít chị em lo lắng liệu chọc hút trứng có đau không? Nếu bạn cũng đang quan tâm chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về chọc hút trứng

Chọc hút trứng là bước không thể thiếu trong quy trình thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Có rất nhiều kỹ thuật thực hiện chọc hút trứng như chọc hút qua da đường bụng hoặc xuyên bàng quang dưới hướng dẫn siêu âm hay nội soi. Song với sự phát triển của nền y học hiện đại, ngày nay chọc hút dưới sự hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo đang là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao nhất. 

Hiểu một cách đơn giản, chọc  hút trứng được thực hiện nhằm lấy các nang noãn trưởng thành ra khỏi cơ thể người phụ nữ để thực hiện nuôi cấy tạo phôi. Và để tăng tỷ lệ thụ thai cũng như giảm chi phí điều trị, các bệnh nhân sẽ được thực hiện kích thích buồng trứng. Điều này giúp tăng nhanh số lượng các nang noãn trưởng thành đạt tiêu chuẩn trong một chu kỳ kinh.

Chọc hút trứng là bước không thể thiếu trong quy trình thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - Ảnh: Freepik.
Chọc hút trứng là bước không thể thiếu trong quy trình thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - Ảnh: Freepik.

Chọc hút trứng có đau không?

Chọc hút trứng là một thủ thuật xâm lấn nhưng hoàn toàn không đau bởi kỹ thuật được thực hiện sau khi đã gây tê tại chỗ hoặc an thần đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, gây tê tại chỗ hiếm khi được sử dụng vì hiệu quả giảm đau không cao. 

Chọc hút trứng thực hiện qua đường âm đạo, có thể gây ra đau và cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, việc gây mê tĩnh mạch và giảm đau hiệu quả rất quan trọng đối với quá trình thực hiện chọc hút trứng. Nếu bệnh nhân phản ứng do đau có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như mũi kinh chọc vào vùng chậu, rách tử cung, chọc nhầm vào quai ruột, bàng quang, các mạch máu… Bên cạnh đó, các phương pháp vô cảm như gây mê, gây tê đều tiềm ẩn những tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của các bác sĩ chuyên khoa gây mê. 

Thủ thuật chọc hút trứng được thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng từ 15 – 20 phút. Sau khi chọc hút trứng, bệnh nhân có thể được ra về trong ngày mà không cần nằm theo dõi tại viện.  

Những nguyên nhân bị đau sau chọc hút trứng?

Thông thường, chọc hút trứng là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không gây cảm giác đau đớn cho chị em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể gây đau như:

  • Chọc hút không đúng kỹ thuật khiến mũi kim đâm vào vùng chậu, mạch máu,…
  • Kỹ thuật gây mê không hiệu quả do liều lượng thuốc không đủ, lựa chọn phương pháp vô cảm không phù hợp. Điều này có thể khiến tác dụng gây mê hết sớm trước khi thủ thuật chọc hút hoàn thành.
  • Các nang noãn trưởng thành ở vị trí chọc hút. 
  • Ở những bệnh nhân có dị dạng tử cung, buồng trứng,…Điều này có thể khiến cho quá trình chọc trứng gặp nhiều khó khăn. 
Chọc hút trứng là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và ít khi gây đau
Chọc hút trứng là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và ít khi gây đau - Ảnh: Freepik.

Đối với những trường hợp xuất hiện cảm giác đau trong và sau khi chọc hút trứng, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra. Bởi đau cũng là một trong những triệu chứng nguy hiểm cần phải theo dõi và loại trừ các biến chứng của thủ thuật chọc hút trứng. 

Phương pháp giảm đau hiệu quả trong quá trình chọc hút trứng

Tùy thuộc vào mức độ đau của bệnh nhân sau chọc hút trứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên điều quan trọng đầu tiên là loại trừ các biến chứng nguy hiểm như kim chọc vào mạch máu, kim chọc vào vùng chậu, bàng quang, ruột…

Sau khi thực hiện thủ thuật chọc hút trứng, bệnh nhân được theo dõi tại viện từ 1 – 2 tiếng. Cảm giác đau sau chọc hút thường không kéo dài và mức độ đau không nhiều. Nếu sau chọc bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu nhẹ ở vùng bụng dưới có thể thực hiện các biến pháp như dùng thuốc giảm đau, chườm ấm,… Sau khi các triệu chứng ổn định, bệnh nhân có thể được xuất viện và điều trị ngoại trú theo đơn của bác sĩ.

Tuy nhiên nếu tình trạng đau kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường xuất hiện như chảy máu, buồn nôn, khó thở, chướng bụng,… bệnh nhân cần đến ngày cơ sở y tế để được thăm khám.

Chọc hút là khâu rất quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm (IVF) nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện. Nếu chọc hút trứng được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm sẽ đảm bảo hạn chế tối đa được những nguy cơ gây đau và biến chứng khi thực hiện.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết