Có nên nội soi tiêu hóa cho trẻ không?
Nội soi tiêu hóa cho trẻ là một vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Đặc biệt, khi các bệnh lý tiêu hóa xuất hiện ở trẻ nhỏ có xu hướng ngày càng gia tăng, mà nội soi lại là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán
“Có nên nội soi đường tiêu hóa cho trẻ không?”
Có thể nói đây là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các phụ huynh. Đặc biệt khi các bệnh lý tiêu hóa xuất hiện ở trẻ nhỏ có xu hướng ngày càng gia tăng, mà nội soi lại là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nội dung dưới đây không nhằm mục đích đưa ra câu trả lời “có” hoặc “không”, mà tùy vào tình trạng của mỗi trẻ, BookingCare hy vọng ba mẹ có thêm cơ sở để đưa ra quyết định của mình.
Để quyết định có nên cho trẻ nội soi hay không, cần nắm rõ 3 vấn đề:
- Kiến thức căn bản về nội soi tiêu hóa (giải nghĩa, cách thức thực hiện, phân loại nội soi, mục đích sử dụng phương pháp nội soi)
- Vấn đề an toàn trong quá trình thực hiện
- Nên và không nên nội soi trong trường hợp nào?
1. Hiểu về phương pháp nội soi tiêu hóa
Nội soi là gì?
Nội soi tiêu hóa là một kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong máy tiêu hóa bao gồm đại trực tràng và dạ dày tá tràng (ống tiêu hóa).
Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện các bất thường (polyp, viêm loét, tế bào u...) bác sĩ chuyên khoa có thể đưa các thiết bị khác vào trong ống nội soi để xử lý. Ví dụ như tiến hành thủ thuật cắt bỏ polip hoặc lấy mẫu sinh thiết khối u để xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Đối với bệnh nhân là trẻ em, hiện nay có hệ thống thiết bị nội soi kích thước nhỏ để phù hợp và tránh gây tổn thương trong quá trình nội soi.
Có 2 loại nội soi tiêu hóa
Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân mà có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nội soi dưới đây:
Nội soi tiêu hóa thường (nội soi tươi)
Là kỹ thuật nội soi tiêu hóa mà bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong khi nội soi (không sử dụng thuốc gây mê). Nội soi tươi phù hợp với những bệnh nhân lo sợ phản ứng của thuốc gây mê. Tuy nhiên trong quá trình nội soi sẽ gây khó chịu.
Các bệnh nhi thường giãy giụa, chống đối, do đó có thể gây xây xát đến các bộ phận trong đường tiêu hóa. Nội soi tươi thường áp dụng ở người lớn nhiều hơn so với trẻ nhỏ.
Nội soi tiêu hóa mê (nội soi không đau)
Là kỹ thuật nội soi tiêu hóa mà bệnh nhân được gây mê (ngủ) trong quá trình nội soi. Khi đó, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, khó chịu trong khi bác sĩ tiến hành nội soi.
Trường hợp này các bác sĩ sẽ trao đổi kỹ về thể trạng người bệnh và đưa ra lời khuyên phù hợp. Thông thường các ca nội soi tiêu hóa trẻ em sẽ tiến hành theo phương pháp nội soi gây mê.
Các bác sĩ chỉ định nội soi để:
Chẩn đoán bệnh. Khi đến thăm khám tại các khoa tiêu hóa, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng trước, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định phải làm phương pháp chẩn đoán nào.
Nhiều trường hợp chỉ cần siêu âm hoặc chụp X quang, tuy nhiên bệnh về đường tiêu hóa rất khó phát hiện, nội soi là cách hiệu quả nhất để chẩn đoán và điều trị.
Nội soi can thiệp. Khi đã xác định được tình trạng bệnh lý của người bệnh và cần thiết phải có biện pháp can thiệp xử lý. Như cắt polip, gắp dị vật mắc ở thực quản, nong thực quản và nhiều bệnh lý khác.
2. Vấn đề an toàn trong quá trình nội soi
Các biến chứng hay gặp thường liên quan tới hệ tuần hoàn và hô hấp, trên nền một bệnh lý tuần hoàn hoặc hô hấp có sẵn. Hầu hết các biến chứng phụ thuộc vào yếu tố bệnh nhân, không phụ thuộc vào yếu tố thủ thuật, dù thủ thuật phức tạp.
Đối với nội soi tiêu hóa không gây mê
Theo đánh giá từ các chuyên gia, nội soi tiêu hóa là một phương pháp an toàn và ít tai biến. Tuy nhiên, dù hiếm gặp nhưng vẫn có một số sai sót xảy ra.
Những vấn đề thường gặp là đau bụng sau khi soi dạ dày, hoặc đau quặn bụng sau khi soi đại tràng do trong quá trình đưa ống nội soi vào trong đường tiêu hóa có thể có sự cọ xát.
Một số tai biến hiếm gặp khác như chảy máu, rất ít gặp chỉ khi bác sĩ thực hiện các thủ thuật trong lúc làm nội soi như nong thực quản, môn vị trong soi dạ dày hoặc cắt polyp trong soi đại tràng.
Nhìn chung, nội soi không gây mê là phương pháp thăm dò và can thiệp hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đối tượng trẻ nhỏ thường không chịu được cảm khác khó chịu khi nội soi, do vậy gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đối với nội soi tiêu hóa có gây mê
Nếu tình trạng của trẻ cần thiết phải thực hiện nội soi, phụ huynh nên tìm hiểu và lựa chọn các bệnh viện, phòng khám uy tín. Nếu có thể, hãy đưa con đến khám và điều trị với các bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm.
Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm và dễ phản ứng thuốc gây mê hơn so với người lớn. Trước khi tiến hành nội soi cho trẻ, các bác sĩ phải tính toán rất kỹ về liều lượng thuốc mê được sử dụng.
Hiện nay, việc gây mê cho bệnh nhân chủ yếu được thực hiện bác sĩ nội soi, một số trường hợp đặc biệt như: có các bệnh lý toàn thân nặng, thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, gây mê được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn.
Các trường hợp xảy ra biến chứng trong và sau nội soi, chủ yếu là do phản ứng thuốc mê (sử dụng sai liều lượng, sử dụng loại thuốc gây mê không phù hợp với thể trạng bệnh nhân, hoặc do không khám lâm sàng kỹ trước khi tiến hành nội soi...). Tuy nhiên các trường hợp như thế ít xảy ra.
Hiện nay, gây mê trong nội soi tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn khi đưa vào sử dụng của một số loại thuốc mê có thời gian bắt đầu tác dụng nhanh, thời gian bán thải ngắn giúp bệnh nhân hồi tỉnh nhanh chóng, và đặc biệt các loại thuốc mới ít có tác dụng phụ, ít gây biến chứng.
3. Lời khuyên trong từng trường hợp cụ thể
Trường hợp 1: Bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi tiêu hóa cho trẻ
- Trẻ đã xét nghiệm, kiểm tra nhưng không phát hiện ra nguyên nhân gây tình trang đau, khó chịu, hoặc các biểu hiện bệnh khác
- Bác sĩ đã thăm khám lâm sàng và có cơ sở nghi ngờ về bệnh lý, cần thăm dò để lấy mẫu tế bào, giải phẫu tế bào
- Phát hiện bệnh ở trẻ và cần nội soi can thiệp để điều trị bệnh
Lời khuyên: Nên nội soi tiêu hóa cho trẻ
Các bệnh tiêu hóa thường khó phát hiện bằng các phương pháp cũ như siêu âm, chụp X quang, xét nghiêm máu, xét nghiệm nước tiểu… Hoặc có thể phát hiện nhưng khi đó bệnh đã diễn tiến khá nặng. Nội soi là phương pháp ưu việt nhất trong phát hiện các bệnh lý ngay từ khi bệnh mới xuất hiện.
Một số bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ như:
- Mắc dị vật trong thực quản
- Viêm loét dạ dày, thực quản
- Chít hẹp thực quản
- Polyp
- Barret thực quản
- Trào ngược dạ dày thực quản nặng, cần can thiệp để thắt cơ vòng thực quản
- Nhiễm khuẩn H. polyri gây các bệnh dạ dày, tá tràng khác …
Trường hợp 2: Có nghi ngờ trẻ mắc bệnh, nội soi để kiểm tra
Khi con bạn có biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa như đầy hơi, ăn không ngon, trẻ chậm tăng cân, hoặc đau bụng tiêu chảy…
Lời khuyên: Cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa
Các trường hợp này phụ huynh cần trao đổi cụ thể với các bác sĩ chuyên khoa và đưa trẻ đến để khám lâm sàng. Không nên quá lạm dụng nội soi, đặc biệt khi trẻ còn quá nhỏ. Nhiều khả năng trẻ chỉ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống chưa phù hợp…
Trường hợp 3: Trẻ hoàn toàn bình thường
Báo chí truyền thông gần đây cảnh báo rất nhiều về nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Với tâm lí lo sợ chung, nhiều cha mẹ muốn đưa con đi nội soi để phát hiện bệnh sớm, trong khi trẻ không có biểu hiện gì về các bệnh lý tiêu hóa.
Lời khuyên: Không nên nội soi tiêu hóa
Quan điểm kiểm tra để phát hiện bệnh sớm là hợp lý và rất cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần hạn chế tối đa các can thiệp xâm lấn vào cơ thể trẻ. Mặc dù nội soi được đánh giá là phương pháp an toàn, nhưng việc sử dụng gây mê có thể sẽ ảnh hưởng phần nào đó đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thay vào đó, một số phương pháp như siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm chức năng… có thể phần nào đánh giá được tình trạng của cơ thể.
Đối với các bệnh nhi còn quá nhỏ (sơ sinh – 4, 5 tuổi),phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện chuyên về Nhi như Bệnh viện Nhi Trung ương.
Hy vọng với bài viết này, phụ huynh có thêm thông tin để có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Có nên nội soi tiêu hóa cho trẻ hay không?”
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
5 bác sĩ Nội soi đại tràng giỏi ở Hà Nội
Nội soi đại tràng: Quy trình và lưu ý khi nội soi đại tràng
Chi phí cắt polyp đại tràng hết bao nhiêu? Bảng giá tại 5 địa chỉ uy tín Hà Nội
7 Địa chỉ nội soi đại tràng tốt và uy tín ở TP.HCM
Nội soi dạ dày ở TP.HCM bao nhiêu tiền? Bảng giá tại 6 địa chỉ uy tín
Nội soi đại tràng bao nhiêu tiền? Bảng giá tại 6 địa chỉ uy tín TP.HCM
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi