- Xuất bản: 22/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 07/03/2024
COVID 19 có thể lây lan nhanh và bùng phát trở lại - Ảnh: BookingCare
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, trong tháng 12, toàn cầu ghi nhận khoảng 10.000 ca tử vong do COVID 19, đây là con số cho thấy khả năng lây truyền của COVID đang gia tăng đáng kể. Trước nguy cơ dịch COVID 19 có thể bùng phát trở lại, các chuyên gia khuyên rằng mọi người cần có những hiểu biết về COVID 19 cũng như các biện pháp phòng tránh an toàn.
Những ngày này ở nước ta, khí hậu lạnh, thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi rút phát triển, trong đó COVID 19. Mặc dù COVID 19 đã được chuyển từ nhóm bệnh truyền nhiễm A sang B, giảm bớt mức độ nguy hiểm, thế nhưng không vì thế mà chủ quan bỏ qua cảnh giác với dịch bệnh. Cùng tìm hiểu những điều cần biết về COVID 19 trước nguy cơ dịch bùng phát trở lại trong bài viết dưới đây.
COVID 19 là gì?
COVID 19 là một bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng của vi rút corona gây ra. phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan sang người.
Khi xâm nhập vào cơ thể gây viêm hội chứng viêm đường hô hấp cấp, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, dẫn đến suy hô hấp thậm chí là tử vong.
Dịch COVID năm 2019 qua đi đã để lại những ảnh hưởng, mất mát vô cùng lớn cho sức khỏe cộng đồng. Ảnh hưởng nhiều mặt đến các đất nước trên toàn cầu.
Con đường lây bệnh của COVID 19
Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác,
Chủ yếu lây qua các giọt bắn như:
Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.
Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.
Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
Đôi khi lây truyền trong không khí: giọt bắn của người bệnh có thể khô lại và tồn tại trong không khí dưới dạng các hạt nhỏ. Điều này có nghĩa là vi rút corona vẫn có khả năng lây truyền trong không khí nhất là những không gian kín, không có cửa sổ, ít được thống gió. Mức độ lây lan trong không khí không cao bằng lây qua giọt bắn trực tiếp hoặc gián tiếp
Theo các nhà khoa học, trung bình một người nhiễm COVID sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Vì khả năng lây lan nhanh chóng và dễ dàng của vi rút corona, nếu người dân không chuẩn bị sẵn các kiến thức về phòng chống bệnh COVID 19, dịch lớn sẽ dễ xảy ra.
Nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20 độ), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát.
Triệu chứng của COVID 19
Thời gian ủ bệnh của virus corona thay đổi tùy theo từng thể, khoảng từ 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày.
Mức độ nặng và diễn biến các triệu chứng khác nhau ở những người bị COVID-19. Một số có ít hoặc không có triệu chứng, và một số bị bệnh nặng và tử vong. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:
Sốt: là dấu hiệu nhận biết corona đầu tiên. Hầu hết trẻ em và người lớn sẽ được xác định là sốt khi nhiệt độ vượt mức 38 độ.
Ho: có thể là ho khan, hoặc ho đờm trắng, khi ho xuất hiện đờm đặc xanh vàng rất có thể là biểu hiện của bội nhiễm thêm vi khuẩn.
Đau họng
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Thở dốc hoặc khó thở
Ớn lạnh hoặc run rẩy kèm theo rùng mình nhiều lần
Không ngửi thấy mùi hoặc không nếm thấy vị mới xuất hiện
Mệt mỏi: khoảng 40% trong số gần 6.000 người mắc bệnh trải qua giai đoạn mệt mỏi. Trạng thái này thậm chí còn kéo dài ngay sau khi COVID 19 kết thúc một vài tuần.
Đau cơ
Đau đầu
Buồn nôn hoặc nôn
Bệnh tiêu chảy
Bên cạnh các triệu chứng thường gặp, người bệnh cũng cần lưu ý các dấu hiệu bệnh nặng sau: khó thở, giảm oxy máu, và thâm nhiễm phổi lan tỏa, đau ngực nhiều tăng lên… Ngay khi có các dấu hiệu này người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị COVID 19 kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh diễn biến nặng
Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong trong các trường hợp COVID-19 tăng lên ở những người trên 65 tuổi, ở những người hút thuốc hoặc trước đó đã hút thuốc, và ở những người mắc các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:
Đái tháo đường.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
Bệnh thận mạn tính.
Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
Béo phì, thừa cân.
Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
Bệnh lý mạch máu não.
Hội chứng Down.
HIV/AIDS.
Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
Bệnh huyết học mạn tính khác.
Hen phế quản.
Tăng huyết áp.
Thiếu hụt miễn dịch.
Bệnh gan mạn tính.
Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Các bệnh hệ thống.
Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.
Béo phì
Mang thai (lên đến 42 ngày sau khi mang thai)
Một số dạng khuyết tật
Rối loạn sử dụng chất
Không hoạt động thể chất
Một số rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt.
Các đối tượng này cần đặc biệt lưu ý, ngay khi có các triệu chứng của COVID 19 cần có biện pháp cách ly và liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.
Biện pháp phòng tránh COVID 19 an toàn
Việc thực hiện phòng tránh COVID 19 là vô cùng cần thiết, ngay cả khi dịch COVID 19 đã giảm bớt mức độ nguy hiểm như hiện nay. Một vài các biện pháp WHO khuyến cáo nên được thực hiện nhằm ngăn ngừa lây nhiễm COVID 19:
Thực hiện tiêm phòng vắc xin.
Hạn chế tiếp xúc giữa những người nhiễm bệnh và người khác. Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc, khi đến những nơi đông người cần đảm bảo an toàn bằng đeo khẩu trang.
Xác định những người nhiễm bệnh, để thực hiện cách ly tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình, nhất là các đối tượng đặc biệt.
Thường xuyên rửa tay và vệ sinh tay, luôn che miệng bằng khăn giấy, luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc khủy tay khi ho khạc hoặc hắt hơi.
Hạn chế những nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần và không gian kín, không thoáng khí.
Đảm bảo thông thoáng nhà ở, môi trường làm việc.
Hãy ở nhà nếu cảm thấy không khỏe, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn tự cách ly và điều trị tại nhà.
Chủ động tăng cường sức khỏe bằng dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện.
Trước tình hình phức tạp của dịch COVID 19 mỗi người cần chủ động trang bị những hiểu biết về COVID 19, có kiến thức chăm sóc tại nhà khi mắc COVID 19. Tuân thủ các biện pháp phòng tránh và phòng ngừa bằng cách tiêm đủ vắc xin.