Cúm B ảnh hưởng lên hệ hô hấp người mắc thông qua mũi, họng và thậm chí cả phổi. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể gây triệu chứng lên đường tiêu hóa và toàn thân như: sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy....
Các triệu chứng của cúm B có từ nhẹ đến nặng và kéo dài khoảng 5-7 ngày, tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể diễn biến trở nặng và gây biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở các đối tượng như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch hay phụ nữ có thai.
Người bệnh có thể gặp các biến chứng lên đường hô hấp, đặc biệt ở người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính hay có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp:
Cúm B cũng gây các triệu chứng lên đường tiêu hóa như: chán ăn, khô miệng, buồn nôn và nôn, đau nhức bụng hoặc tiêu chảy.
Các triệu chứng toàn thân của người bệnh bao gồm: Sốt vừa đến sốt cao (có thể lên đến 41 độ C), mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi cơ bắp, mất sức lực.
Tùy vào tình trạng từng người bệnh, sốt có thể kéo dài 3 đến 5 ngày, các triệu chứng ho, mệt mỏi, đau nhức cơ,... có thể kéo dài lâu hơn đến 2 tuần. Nếu được phát hiện sớm, có phương hướng điều trị và chăm sóc bệnh nhân cúm B tại nhà hợp lý sẽ giúp ngăn chặn việc lây lan cho mọi người xung quanh, ngăn bệnh phát triển nặng hơn và giúp người bệnh hồi phục nhanh.
Cúm B cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan bộ phận khác của người mắc bệnh:
Ở một số trường hợp như người già, người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD, ung thư, phụ nữ có thai,...., bệnh có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trở nặng của cúm B, cần nhập viện để được theo dõi và điều trị sát sao:
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu cúm, người bệnh cần đi khám và có phương hướng điều trị phù hợp. Tránh để bệnh trở nặng và tác động tiêu cực đến thể trạng người bệnh, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao như người mắc bệnh nền mạn tính, suy giảm miễn dịch, người già hay phụ nữ có thai,....