Da bị đỏ, ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa trị như thế nào?
Da bị đỏ ngứa rát
Da đỏ ngứa rát có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn - Ảnh: BookingCare

Da bị đỏ, ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa trị như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 26/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 12/11/2024
Da bị đỏ, ngứa rát ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Ngứa có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc chỉ một khu vực nhất định. Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa.

Da bị đỏ, ngứa rát là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này không chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh ngoài da, mà còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. 

Bài viết này sẽ giúp bạn "điểm mặt" các nguyên nhân gây tình trạng da bị đỏ, ngứa rát cũng như cách điều trị.

Da bị đỏ, ngứa rát có biểu hiện như thế nào?

Da nổi mẩn đỏ, ngứa rát là tình trạng dễ gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh, người già,...

Các triệu chứng thường thấy gồm: da xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti, nổi mẩn ngứa thành từng mảng, nổi mẩn ngứa toàn thân, phù sần,...

Một số vị trí dễ nổi mẩn ngứa gồm:

  • Nổi mẩn đỏ ở tay, chân
  • Nổi mẩn đỏ ở mặt
  • Nổi nốt đỏ ở cổ
  • Nổi mẩn ngứa khắp người

Theo thời gian nếu không được điều trị, các triệu chứng có dấu hiệu tăng nặng. Lúc đầu chỉ là những nốt nhỏ xuất hiện ở một vị trí, sau lan rộng với kích thước lớn, kèm theo những cơn ngứa dữ dội hơn. 

Da bị đỏ, ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì?

Bệnh mày đay

Nguyên nhân gây nên chứng mày đay là do tình trạng bệnh nhân bị dị ứng với thức ăn, lông thú nuôi, phấn hoa hay dị ứng thời tiết,...

Bệnh nhân thường có những biểu hiện như nổi các nốt mẩn đỏ gây ngứa, nhạt màu, có kích thước to nhỏ khác nhau và thường liên kết thành từng mảng khắp cơ thể, gây phù nề, đôi khi có biểu hiện khó thở, đau bụng do viêm niêm mạc đường hô hấp và tiêu hoá.

Người bệnh thường gãi nhiều khiến các dấu hiệu ngày càng lan rộng hơn.

Bệnh nấm da

Bệnh nấm da là tình trạng khá phổ biến gây ngứa ngáy trên da và thường phát triển trên lớp tế bào sừng. Bệnh thường gây ra bởi nấm Candida hoặc Epidermophyton và Trichophyton khiến bệnh nhân ngứa và nổi mẩn đỏ khắp người.

Các nốt đỏ ban đầu xuất hiện lấm tấm ở một số vị trí, nhất là các nếp gấp như bẹn, nách…, sau đó có thể lan rộng khắp cơ thể gây nên những mảng mẩn đỏ, phát ban toàn thân.

Viêm da dị ứng

Đây là tình trạng viêm da mạn tính thường bùng phát trong thời gian ngắn và sẽ biến mất dần.

Da thường nóng, ngứa, khô và tróc vảy cũng như xuất hiện các nốt đỏ khắp người và kéo theo một số biến chứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt,…

Người bệnh thường xuất hiện các mảng da với các nốt mẩn đỏ ở tay, chân, cổ, ngực,… và ngứa rất nhiều vào buổi đêm.

Bệnh nhiễm virus

Nổi mẩn đỏ toàn thân rất có thể cơ thể bị nhiễm virus.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt, cơ thể mệt mỏi, ngủ mê rồi toàn thân bắt đầu có các mẩn đỏ khi giảm sốt. Những nốt nổi mẩn đỏ này tùy thuộc vào cơ địa mà đôi khi bạn bị ngứa, có lúc thì không.

Tình trạng nổi các nốt mẩn đỏ thường sẽ biến mất sau 1 tuần cho đến 10 ngày. Nếu bệnh không tiến triển thì cần đến thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ gây ra do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ), có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp.

Ghẻ thường tấn công vào các bộ phận như kẽ tay, bụng, bộ phận sinh dục, bẹn gây ngứa da. Các triệu chứng thường thấy là ngứa rát và nổi mụn nước ở những khu vực phát bệnh.

Bệnh vảy nến

Bệnh thường có những triệu chứng như:

  • Các mảng đỏ trên da đóng vảy trắng đục, nếu ấn vào thì màu đỏ lại biến mất.
  • Khi gãi, vảy có thể sẽ rơi ra và trắng đục như sáp đèn cầy.

Nguyên nhân gây ra bệnh thường do hệ miễn dịch và các xáo trộn về sinh hoá, chấn thương tâm lý.

Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh viêm gây ngứa da. Biểu hiện của bệnh là các nốt mụn nước (có dịch) dưới da. Những nốt mụn này gây ngứa và có thể làm dày da, nứt da gây đau rát thậm chí kèm nóng sốt.

Tổ đỉa thường xuất hiện ở gót chân, bàn chân, bàn tay khiến việc sinh hoạt, đi lại khó khăn. Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa rất đa dạng, thường do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng.

Bệnh zona

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Khi có điều kiện thuận lợi, virus tái hoạt động, phá hủy các sợi thần kinh cảm giác, gây đau, rát và ngứa ngáy toàn thân.

Zona có triệu chứng là những vết ban hoặc dải mụn nước ở một bên của cơ thể, cổ hoặc trên mặt. Bệnh zona không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn và kéo dài dai dẳng.

Bệnh lý về gan

Khi gan gặp vấn đề, tổn thương, mắc các bệnh lý về gan, gan nhiễm độc thì chức năng  của gan sẽ bị ảnh hưởng khiến các chất độc tố tích tụ, phát tát ra ngoài da gây nên các cơn ngứa, mụn nhọt,…

Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Test Đánh giá Triệu chứng sức khỏe

Công cụ hỗ trợ nhận biết và đánh giá các triệu chứng của hầu hết những vấn đề sức khỏe phổ biến, là một phương pháp hữu ích để bạn đọc chủ động theo dõi sức khỏe.

Bài test nhằm mục đích:

  • Tự đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát.
  • Dự đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và lên kế hoạch thăm khám khi cần thiết.
  • Tổng hợp thông tin để thuận tiện hơn khi thăm khám với bác sĩ/chuyên gia.

Làm bài Test ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe tại đây: Test đánh giá triệu chứng.

Cần làm gì khi da nổi mẩn đỏ và ngứa?

Khám chuyên khoa

Hiện tượng da bị đỏ và ngứa rát là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở một số trường hợp, tổn thương không có tính điển hình cao và dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định.

Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra và yêu cầu các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết.

Nếu như chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được định hướng phương pháp điều trị phù hợp.

Đặt khám bác sĩ Online
Đặt khám Online trên BookingCare - An tâm sức khỏe, chẳng cần đi xa - Ảnh: BookingCare

Không cần đi đâu xa, BookingCare đồng hành ngay bên bạn với Dịch vụ Khám sức khỏe Online từ xa

  • Thăm khám với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tận tâm, giàu kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,...
  • Đặt lịch, khám liền, không cần chờ đợi
  • Thăm khám mọi lúc mọi nơi dù bạn ở đâu

Yên tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhanh chóng, tiện lợi với BookingCare! Tham khảo ngay danh sách bác sĩ khám online bệnh lý Da liễu!

Chăm sóc và cải thiện tình trạng trên da tại nhà

Trong trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà như:

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng kích ứng như phấn hoa, côn trùng, mủ thực vật, hóa chất, xà phòng, kim loại, bụi bẩn,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể, hạn chế mặc trang phục bó sát, có chất liệu dày cứng và thấm hút mồ hôi kém.
  • Tránh mang giày bí, thay vào đó nên đi sandals hoặc dép để giúp da chân thông thoáng, hạn chế đổ mồ hôi và giảm mức độ viêm đỏ, ngứa ngáy.
  • Hạn chế chà xát và gãi cào lên da. Để giảm ngứa, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm, ngâm rửa hoặc chườm khăn mát lên vùng da tổn thương từ 10 - 15 phút.
  • Ngâm chân với nước muối, bột yến mạch, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp có thể giảm ngứa ngáy, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để làm dịu da, hỗ trợ giảm sưng đỏ, ngứa và khô ráp.
  • Cân nhắc sử dụng các loại thuốc không kê toa như thuốc kháng histamine, thuốc bôi chứa Menthol, Panthenol, Glycerin, Zinc oxide,…

Da nổi đỏ, ngứa nên ăn gì, kiêng gì?

Khi bị ngứa da, ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời gian mắc bệnh là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị. Việc ăn uống có thể tác động làm dịu cơn ngứa, giảm tần suất tái diễn,... Nhìn chung bạn có thể tham khảo các thực phẩm sau:

  • Tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, C, E: ăn nhiều các loại rau củ quả và hoa quả sẽ giúp cơ thể chống lại các nhân tố gây viêm nhiễm, dị ứng ngứa da một cách hiệu quả.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3:  Omega 3 có trong cá hồi, bơ, óc chó,... đóng vai trò chuyển hóa những thành phần độc hại, góp phần khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh ngứa da gây ra.
  • Ăn thực phẩm có kháng viêm: Các thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, hành, nghệ vàng làm gia vị chế biến các món ăn trong bữa cơm hằng ngày.

Khi bị ngứa da cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế các loại thịt đỏ: thịt trâu, thịt bò, thịt dê,… là nguồn cung cấp đạm dồi dào nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ngứa da nặng hơn.
  • Kiêng các loại hải sản: trong hải sản chứa một lượng lớn histamin khiến tình trạng ngứa da sẽ tăng nặng thêm.
  • Kiêng thực phẩm cay nóng, chiên qua dầu mỡ: khi cơ thể dung nạp các thực phẩm cay nóng, gan thận sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường để loại bỏ chất độc ra ngoài đồng thời dễ gây kích ứng khiến tình trạng ngứa da tăng lên.
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết