Da mặt bị ngứa là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 27/12/2020, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Da mặt bị ngứa thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể: bệnh lý về gan, thân...

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Da mặt bị ngứa là bệnh gì
Da mặt bị ngứa là bệnh gì? - Ảnh: vpeg.vn

Da mặt bị ngứa là tình trạng da bị kích ứng do nhiều nguyên nhân. Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. 

Bài viết dưới đây BookingCare sẽ giúp bạn liệt kê các "thủ phạm" hàng đầu gây nên hiện tượng da mặt bị dị ứng và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. 

Da mặt bị ngứa là gì?

Tình trạng da mặt bị nổi sần ngứa khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi với biểu hiện là các nốt mẩn đỏ li ti có kích thước nhỏ nổi lên trên bề mặt da.

Tùy theo mức độ kích ứng mà bề mặt da có thể nổi các hạt mụn nước xen kẽ. Bên cạnh đó, cảm giác ngứa rát có thể xuất hiện khi cử động cơ mặt.

Tình trạng da nổi sần ngứa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó chịu trong các sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề khó điều trị nếu tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên phạm vi cả nước, bạn đọc có nhu cầu đi khám, điều trị da mặt bị ngứa nên lựa chọn bác sĩ khám da liễu từ xa qua video để đảm bảo an toàn.

Da mặt bị ngứa là bệnh gì?

1. Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại có thể khiến da mặt bị dị ứng thời tiết vì cơ thể con người chưa kịp thích nghi.

Một số người bị ngứa da, nhất là ở vùng da mặt bởi đây là bộ phận tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nhiều nhất. Đi kèm với ngứa da mặt, người bị dị ứng thời tiết còn bị da ửng đỏ, đau rát.

2. Dị ứng thực phẩm

Nhiều người có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, mà nếu vô tình sử dụng phải người bệnh sẽ có các biểu hiện chóng mặt, nôn, da mặt bị ngứa hoặc ngứa toàn thân.

Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng đó là: thủy hải sản, trứng, sữa, đậu nành…

3. Do mắc các bệnh da liễu

Người bệnh mắc các bệnh ngoài da như: viêm da dị ứng, mề đay, nấm da… sẽ có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng ngứa ngáy khó chịu tại vùng da mang bệnh.

Cảm giác ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, không chỉ khiến người bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” mà còn dễ khiến da bị xây xước do người bệnh gãi ngứa mạnh.

Thói quen trên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng da và biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

4. Do mắc các bệnh về nội tạng trong cơ thể

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa cũng có thể bắt nguồn do người bệnh đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, mà cụ thể hơn là các bệnh lý về nội tạng bên trong cơ thể.

  • Bệnh về thận: Người bị suy thận thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ khắp người, tình trạng này càng thêm nghiêm trọng vào những ngày hè nóng bức.
  • Bệnh về gan: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mẩn ngứa khắp người.

Nguyên nhân là bởi khi mắc bệnh về gan, quá trình thải độc của gan bị ảnh hưởng, độc tố không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong cơ thể sẽ gây nóng trong, mụn nhọt và ngứa da mặt.

Bệnh về gan là nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa
Bệnh về gan là nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa - Ảnh: Careplus

Ngoài ra, người thường xuyên bị ngứa da mặt cũng có thể do mắc một số bệnh lý như: tiểu đường, thiếu máu, cường tuyến giáp,…

5. Da mặt bị ngứa do nội tiết tố thay đổi

Phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên hoặc người trong độ tuổi tiền mãn kinh… thường bị thay đổi và rối loạn nội tiết tố. Việc thay đổi này làm cho nồng độ estrogen bị giảm làm cho da tiết bã nhờn nhiều hơn gây ra mụn và ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người.

6. Da mặt bị ngứa do thói quen uống ít nước

Cơ thể con người 70% là nước, thế nhưng hầu như mọi người lại có thói quen lười uống nước hay thậm chí không uống.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ làm cho tuyến bã nhờn hoạt động kém, làn da không duy trì được độ ẩm nên da bị khô, sần sùi, bong tróc ngứa, sần sùi gây tổn thương da.

7. Mặt ngứa nổi mụn nhỏ do vệ sinh chưa đúng cách

Da mặt là vùng da rất nhạy cảm lại thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời, các chất độc hại cùng hóa mỹ phẩm… Nếu bạn không biết cách vệ sinh khoa học, làm cho bụi bẩn bám vào lỗ chân lông gây bít dẫn đến tình trạng nổi mụn, nổi mẩn.

Bị ngứa da mặt có nguy hiểm không?

Những cơn ngứa da mặt thông thường sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh ngay.

Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thường xuyên, mức độ nặng hoặc kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm:

  • Tổn thương da mặt: Ngứa nhiều và gãi liên tục có thể khiến da mặt bị tổn thương, chảy máu, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Mất thẩm mỹ: Những trường hợp nhẹ có thể chỉ gây ra những tổn thương tạm thời, sớm hồi phục sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Với những trường hợp nặng, da mặt có thể xuất hiện sẹo lồi, sẹo rỗ, vết thâm nám, tàn nhang, lão hóa… gây mất thẩm mỹ và khó hồi phục.
  • Mất tự tin: Mất thẩm mỹ là những nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị mất tự tin, e ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hằng ngày.
  • Nguy cơ lão hóa sớm: Các tổn thương trên da mặt do ngứa có thể khiến cấu trúc da bị phá hủy. Điều này sẽ khiến nguy cơ lão hóa tăng cao.

Da mặt bị ngứa khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng da mặt bị ngứa ở mức độ nặng, kéo dài, không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Để tránh nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu ngay khi có những triệu chứng như:

  • Da mặt bị ngứa kéo dài trên 2 tuần, không có dấu hiệu cải thiện khi thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà và các loại kem không kê đơn.
  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, mụn nước, mụn mủ, chảy dịch…
  • Có triệu chứng toàn thân đi kèm như sút cân, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức…
  • Ngứa kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó chịu, mất tập trung…

Xem thêm bài viết: 

Nếu như chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được định hướng phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị khi da mặt bị ngứa tại nhà

Những biện pháp tự nhiên chăm sóc và điều trị da mặt bị ngứa thường sử dụng các loại nguyên liệu cây cỏ, dược liệu thông thường và quen thuộc trong đời sống.

Biện pháp tự nhiên phù hợp với tình trạng ngứa ở mức độ nhẹ - Ảnh; soha
Biện pháp tự nhiên phù hợp với tình trạng ngứa ở mức độ nhẹ - Ảnh: soha

Cần lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng ngứa ở mức độ nhẹ, trong giai đoạn khởi phát. Đối với những người có làn da nhạy cảm, nên thử trước ở vùng da nhỏ để chắc chắn an toàn và không bị kích ứng khi sử dụng.

Bạn có thể áp dụng một số nguyên liệu tự nhiên được gợi ý dưới đây để giúp giảm ngứa:

Nguyên liệuCách thực hiện

1 nắm lá bạc hà

500ml nước nóng

  • Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào đun sôi cùng phần nước đã chuẩn bị.
  • Để nguội sau đó dùng uống khi cảm thấy da mặt bị ngứa râm ran.
  • Cách này có thể dùng 1 – 2 lần mỗi ngày vừa giúp bù nước, giảm khó chịu ngoài da và bổ sung độ ẩm trên nền da của bạn.

Mật ong khoảng 10 ml (chú ý dùng mật ong nguyên chất không pha đường)

  • Mật ong nguyên chất bạn lấy ra và đun nóng nhẹ.
  • Để nguội mật ong sau đó áp dùng trực tiếp trên da để làm giảm tình trạng da mặt bị ngứa.
  • Để nguyên trên da trong thời gian từ 10 – 15 phút để giúp làm giảm khó chịu và ngứa trên da mặt.
  • Có thể áp dụng cách này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để giúp làm giảm tình trạng ngứa và khó chịu trên da mặt.

Nha đam 1 lá

  • Lá nha đam đem gọt vỏ sau đó cạo lấy phần gel nha đam.
  • Rửa sạch da mặt trước khi sử dụng.
  • Xoa trực tiếp phần gel trong lá nha đam lên da mặt, tại vị trí da mặt bị ngứa.
  • Sau khoảng 15 – 20 phút bạn có thể rửa lại với nước để làm sạch.
  • Có thể áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần để cải thiện ngứa da mặt.
1 lòng trắng trứng và 1 muỗng sữa tươi
  • Hai nguyên liệu đem trộn đều.
  • Sau khi rửa mặt thật sạch và làm khô thì thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên mặt.
  • Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút, rồi rửa lại với nước ấm và thấm khô với khăn mềm.
1 quả dưa leo
  • Dưa leo đem rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Sau đó, rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, dùng khăn mềm thấm khô.
  • Đắp trực tiếp từng lát dưa lên mặt.
  • Thư giãn khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước mát.

Ngăn ngừa tình trạng ngứa da mặt

Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa, bạn cần chăm sóc da đúng cách với những lưu ý sau:

  • Uống nhiều nước để giữ nước
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Sử dụng dưỡng ẩm để ngăn ngừa khô da
  • Sử dụng các loại kem dưỡng cho da nhạy cảm
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm không quá đặc vì có thể gây tắc lỗ chân lông

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như:

  • Không gãi vào vùng da ngứa
  • Hạn chế các thực phẩm đã từng gây dị ứng
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm đã cũ từ 6 đến 12 tháng
  • Trong mùa lạnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho làn da không bị khô
  • Bạn nên tắm nước ấm hoặc nước mát để bảo vệ mức độ ẩm trong da, tránh tắm nước quá nóng
  • Đảm bảo tránh các chất, thành phần hoặc vật liệu gây kích ứng da có thể bao gồm xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, một số kim loại trong đồ trang sức (như niken)…

Khám, tư vấn điều trị Da mặt bị ngứa với bác sĩ từ xa

Da mặt bị ngứa hoàn toàn có thể được thăm khám và điều trị hiệu quả với bác sĩ chuyên khoa Da liễu từ xa. Đây là hình thức khám thuận tiện, dễ dàng ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Khi khám từ xa, bạn đọc sẽ được lựa chọn bác sĩ giỏi phù hợp với nhu cầu, bệnh lý gặp phải bởi các thông tin của bác sĩ rất chi tiết. Ngoài ra, bác sĩ khám theo giờ đặt hẹn của bệnh nhân, vì vậy không mất nhiều thời gian chờ đợi tại phòng khám giống như khi đi khám trực tiếp tại phòng khám, bênh viện.

BookingCare là Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp. 

 
 

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ DA LIỄU khám từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình, kết nối bác sĩ trực tiếp với bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện.

Tài liệu tham khảo
1. https://centerforhealthreporting.org/da-mat-bi-ngua-va-kho-16295.html
2. https://centerforhealthreporting.org/da-mat-bi-ngua-11650.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/