Đau bụng: nguyên nhân, phân loại và cách chữa trị

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Xuất bản: 27/12/2016, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Pgs.Ts. Nguyễn Mai Hồng,
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về Chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị

Đau bụng rất đa dạng như đau quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài... Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Đau bụng
Đau bụng: nguyên nhân, phân loại và cách chữa trị (Ảnh: Internet)

Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Đau bụng vẫn được gọi dưới tên khác như đau dạ dày, đau vùng bụng, bụng đau, đau quặn bụng...

Đau bụng rất đa dạng như đau quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài... Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau.

Đau bụng do nhiều nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng, viêm ruột thừa… Người bệnh cần đi khám bác sĩ Tiêu hóa để biết chính xác nguyên nhân và điều trị sớm. 

Nguyên nhân đau bụng

Đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là:

  • Thủng dạ dày
  • Loét hoặc viêm dạ dày
  • Rối loạn vận động túi mật và đường mật
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Giun chui ống mật
  • Bệnh gan
  • Viêm ruột thừa
  • Đau bụng kinh, bệnh lý sản phụ khoa (ở phụ nữ)
  • Viêm đại tràng do amip
  • Lao ruột
  • Viêm đại tràng (cấp tính và mạn tính)
  • Viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)...
Ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây đau bụng
Ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây đau bụng - Ảnh: Pixabay

Triệu chứng đau bụng

Các vị trí đau bụng có thể gồm:

  • Đau bụng trên bên phải
  • Đau bụng dưới bên phải
  • Đau bụng quanh rốn
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Đau bụng dưới bên trái
  • Đau bụng trên bên trái
  • Đau bụng bên trái
  • Đau bụng bên phải

Các vị trí đau khác nhau do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X.Quang
  • Siêu âm bụng
  • Nội soi tiêu hóa

Sau khi thăm khám và tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh mới có thể có phương án điều trị hiệu quả.

Một số loại đau bụng thường gặp 

Đau bụng tùy từng vị trí và biểu hiện đi kèm mà sẽ được phân loại khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Đau bụng bên phải

Đau bụng phải là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và cần được thăm khám, xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác. Thông thường đau bụng bên phải có liên quan đến gan, sỏi niệu quản, ruột thừa, đại tràng

Triệu chứng

  • Đau bụng vùng hạ sườn phải
  • Đau bụng vùng hố chậu phải
  • Cơn đau quặn thận bên phải…

Nguyên nhân

Đau bụng bên phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Vì vậy cần được bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Ngay cả khi bệnh nhân chưa xác định được nguyên nhân là thuộc về tiêu hóa hay chuyên khoa khác vẫn có thể đến các bệnh viện, phòng khám tiêu hoá để được bác sĩ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán loại trừ.

Đau bụng phải
Đau bụng bên phải: Ảnh: Vinmec

2. Đau bụng đầy hơi

Đầy hơi chương bụng thường là triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn lên men của vi sinh vật. Bệnh thường không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng

Đầy hơi chướng bụng, ậm ạch, khó chịu, đau bụng, đau âm ỉ, ợ hơi nhiều lần, ợ chua, có lúc buồn nôn, bụng trướng, táo bón.

Nguyên nhân

  • Do nhiều nguyên nhân như rối loạn vận động nhu động dạ dày, ruột hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật, bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi
  • Do ăn uống nhiều chất mà mà hệ men tiêu hóa không chuyển hóa hết
  • Rối loạn hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa
  • Do các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích…
  • Do thần kinh, căng thẳng quá mức

Cách phòng tránh

  • Cần đi khám bác sĩ tiêu hóa để xác định nguyên nhân
  • Thay đổi thói quen ăn uống điều độ, lành mạnh
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Ăn chậm, nhai kỹ, thoải mái tránh căng thẳng
  • Đi bộ, vận động nhẹ nhàng, thể dục điều độ

3. Đau bụng đi ngoài

Đau bụng đi ngoài là rối loạn về số lần đại tiện, tính chất phân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn

Nguyên nhân

Do nhiều nguyên nhân ví dụ như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng co thắt, rối loạn vi khuẩn đường ruột…

4. Đau bụng dưới rốn

Đau vùng bụng dưới, từ rốn trở xuống. Có thể đau phần bên phải, bên trái hoặc cả 2 bên bụng dưới. Để chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp bệnh nhân cần đi khám ở địa chỉ khám Tiêu hóa uy tín.

Triệu chứng 

Triệu chứng đau bụng dưới rốn và đau lan sang bên có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới.

Riêng với phụ nữ còn là dấu hiệu của đau bụng kinh nếu kèm theo: đau bụng âm ỉ, đau lan xuống vùng thấp và đùi, ngực căng, đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn, đau lưng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt.

Nguyên nhân

Đau bụng dưới rốn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân ví dụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Viêm đại tràng cấp và mãn tính
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Viêm ruột thừa và rối loạn vi khuẩn đường ruột…

5. Đau bụng dưới bên phải

Đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ, liên tục, tăng dần: Lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa.

Các triệu chứng như vậy mô tả triệu chứng đau bụng thường gặp trong bệnh viêm ruột thừa.

Đối với nữ giới, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng cũng gây đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải thì rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính.

Cũng như đau thượng vị, để chẩn đoán chính xác đau hạ vị rất cần có sự hỗ trợ tích cực của cận lâm sàng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như viêm ruột thừa, viêm đại tràng hoặc do các bệnh lý sản phụ khoa.

6. Đau bụng dưới bên trái

Khu vực đau bên bụng trái từ rốn đến xương chậu. Là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa hoặc của các bệnh khác nhau cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng

Cơn đau quằn quại, sốt nóng, tiêu chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân

Do nhiều nguyên nhân nên cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác. 

7. Đau bụng quanh rốn

Đau bụng quanh rốn là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tiêu hóa. Có thể là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm mật, tụy, tắc ruột…

Triệu chứng

Đau quặn từng cơn quanh rốn, giảm đau sau khi đại tiện. Số lần đại tiện thay đổi và phân nát, lỏng, nhầy…

Nguyên nhân

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân đau bụng quanh rốn. Có thể do căng thẳng, do ăn uống hoặc nhiễm khuẩn.

Đau bụng khám điều trị ở đâu tốt?

Có thể thấy triệu chứng đau bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân, như vậy điều trị ở đâu tốt phụ thuộc vào việc chọn nơi khám phù hợp với căn bệnh của mình.

Xem thêm Video: Đau bụng, nguyên nhân và vị trí đau

  • Thực hiện: VTV1
  • Thời lượng: 02 phút 40 giây

1. Khám tại bệnh viện, phòng khám

Với bệnh nhân cho rằng nguyên nhân của mình từ các bệnh tiêu hóa có thể xem thêm bài:

Với chị em phụ nữ thì đau bụng còn có thể do các bệnh liên quan đến sản phụ khoa. Khi có cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Trong phạm vi bài viết này, BookingCare tập trung chủ yếu vào bệnh tiêu hóa và nội khoa. Khi đau bụng mà chưa rõ nguyên nhân tại đâu thì người bệnh có thể chọn khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội hoặc tiêu hóa. 

2. Khám với bác sĩ từ xa

Bên cạnh việc đi khám tại các bệnh viện phòng khám như truyền thống, hiện nay bệnh nhân có thể đặt khám, tư vấn từ xa với bác sĩ chuyên khoa

Bệnh nhân chỉ cần ở nhà với một điện thoại di động có kết nối Internet, gặp bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến. Dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm mà hiệu quả. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám bác sĩ tiêu hóa giỏi. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ Tiêu hóa tư vấn, khám chữa từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/nhan-dien-benh-qua-trieu-chung-dau-bung-n120471.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2023 BookingCare.
Facebook/Youtube/