Đau đầu chóng mặt một biểu hiện của hội chứng suy nhược thần kinh

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 01/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Để điều trị đau đầu chóng mặt dứt điểm, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân bằng cách đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Một trong những nguyên nhân chính gây ra đau đầu chóng mặt là hội chứng suy nhược thần kinh.

Đau đầu chóng mặt
Đau đầu chóng mặt là một triệu chứng của hội chứng suy nhược thần kinh - Ảnh: Pixabay.com

Để biết đau đầu chóng mặt có phải là dấu hiệu của hội chứng suy nhược thần kinh hay không, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Thần kinh để được chẩn đoán và điều trị.

Đau đầu chóng mặt là bệnh gì?

Đau đầu chóng mặt là tình trạng thường gặp. Đau đầu chóng mặt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý thần kinh.

  • Chấn thương đầu bên ngoài hay bên trong đều có thể gây ra đau đầu chóng mặt. Chấn thương phía ngoài không ảnh hưởng tới bên trong thì đau đầu chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Tụt huyết áp khiến bệnh nhân đau đầu chóng mặt, mệt mỏi do cơ thể thiếu hụt năng lượng trong thời gian dài.
  • Thiếu máu gây chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, tay chân tê bì, thiếu tập trung
  • Suy nhược thần kinh là tâm bệnh, bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng về thần kinh như đau mỏi, hoa mắt chóng mặt, lo âu, rối loạn giấc ngủ,...

Đau đầu chóng mặt và hội chứng suy nhược thần kinh

Đau đầu chóng mặt là triệu chứng do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra. Đau đầu là do sự xáo động trong các cấu trúc nhạy cảm đau trong đầu. Bản thân bộ não không nhạy cảm với đau, vì nó không có thụ thể cảm nhận đau.

Một số vùng trên đầu và cổ có các cấu trúc nhạy cảm đau. Có nhiều mức độ đau đầu từ nhẹ đến nặng, đau nửa đầu hay đau cả đầu hoặc đau theo từng vùng khu trú (gáy, trán, vùng thái dương…)

Hội chứng suy nhược thần kinh là một biểu hiện lâm sàng điển hình của suy nhược thần kinh. Hội chứng này với các dấu hiệu trạng thái: kích thích suy nhược, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.

Bệnh thường gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn ở người lao động chân tay, chấn thương về tâm lý, người thành thị mắc bệnh nhiều hơn người nông thôn, nam mắc nhiều hơn nữ.

Đau đầu chóng mặt liên quan tới hội chứng suy nhược thần kinh

Đau đầu chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân như: môi trường ô nhiễm, công việc căng thẳng, xung đột trong gia đình… hay mắc các bệnh lý về bệnh thần kinh trong đó có hội chứng suy nhược thần kinh.

Tình trạng này kéo dài nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Đau đầu chóng mặt
Đau đầu chóng mặt có thể là biểu hiện của hội chứng suy nhược thần kinh - Ảnh: Pixabay 

Triệu chứng đau đầu chóng mặt do suy nhược thần kinh

Bệnh nhân có cảm giác căng thẳng hơn là đau dữ dội, căng đau lan tỏa hơn là đau khu trú, căng đau bề nông hơn là đau bề sâu, đau luôn thay đổi, phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc.

Người bệnh bị đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Người bệnh cảm giác như đội mũ chật, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Đau có thể suốt ngày hoặc đau vài giờ, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ được.

Bên cạnh đau đầu chóng mặt, bệnh nhân có thể nhận thấy một số dấu hiệu khác như:

Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu là gì, người bệnh sẽ được các sĩ chỉ định thực hiện các chẩn đoán xét nghiệm như: điện não đồ, chụp cộng hưởng từ não, xét nghiệm máu sàng lọc.

Phương pháp điều trị 

Sau khi đã biết chính xác nguyên nhân gây bệnh đau đầu chóng mặt là do hội chứng suy nhược thần kinh, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Biện pháp điều trị chủ yếu là tâm lý kết hợp với dùng thuốc.

  • Điều trị bằng thuốc: mục đích làm giảm triệu chứng đau đầu. Các thuốc thường là thuốc an thần, thuốc giảm lo âu, thuốc chống trầm cảm, cùng với đó là liệu pháp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu.
  • Điệu trị bằng tâm lý: mục đích nhằm loại trừ những căng thẳng, mệt mỏi của người bệnh tạo ra tâm lý thoải mái, ổn định, bồi dưỡng nhân cách giúp bệnh nhân sẵn sàng chống lại được những stress trong công việc, học tập, cuộc sống…

Biện pháp phòng tránh 

Muốn loại bỏ triệu chứng đau đầu chóng mặt do hội chứng suy nhược thần kinh, trước hết phải giải quyết được vấn đề về tinh thần bằng cách:

  • Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, không làm việc quá sức.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao.
  • Ăn uống đủ chất, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.
  • Khi làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn nên sử dụng dụng cụ giảm tiếng ồn ở tai.
Điều trị đau đầu chóng mặt
Bổ sung trái cây tươi trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người đau đầu do suy nhược thần kinh (Ảnh minh họa Pixabay.com)

Khám và điều trị đau đầu chóng mặt ở tốt

Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một vấn đề nào về sức khỏe, để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì bạn nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh.

Khi bị đau đầu, đau nửa đầu không rõ nguyên nhân, tùy từng hoàn cảnh, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện tuyến Huyện, Tỉnh.

Nếu đã đi khám và điều trị nhưng không khỏi, lúc này bệnh nhân cần tìm đến các bệnh viện ở tuyến Trung ương, với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, có thể xác định được bệnh đau đầu do đâu, từ đó có phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Nếu ở xa các bệnh viện và chưa sắp xếp được thời gian đi khám, bệnh nhân nên đặt lịch tư vấn với bác sĩ Thần kinh từ xa để được chẩn đoán và điều trị.

Một số bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội người bệnh nên đến thăm khám và điều trị như:

  • Khoa Thần kinh - Bệnh viện 108
  • Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Quân y 103
  • Bệnh viện Đại học Y

Xem thêm bài viết:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/suy-nhuoc-than-kinh-n115342.html
2. http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-chung-dau-dau-do-benh-ly-than-kinh--n123485.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/