Đau nhức cột sống có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hạn chế khả năng vận động của bệnh động của bệnh nhân.
Khi có biểu hiện đau cột sống, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan mà cần quan sát, theo dõi để đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Cột sống khi cần thiết.
Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau. Cột sống được phân làm 5 đoạn được sắp xếp từ trên xuống dưới:
Che chở tuỷ sống
Trong cột sống có chứa ống sống dài từ sống cổ đến đoạn sống cùng, bên trong chứa tủy sống. Tủy sống tiếp nối não bộ ở bên trên, tủy sống và não bộ cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương.
Vận động
Cấu trúc cột sống gồm các đốt sống, đĩa đệm và dây chằng mà cột sống có các vận động như gấp, duỗi, nghiêng phải, nghiêng trái và vận động xoay. Đoạn cột sống cổ sự chuyển động là phong phú nhất.
Đoạn sống ngực vận động ít nhất vì các đốt sống ngực gắn với các xương sườn tạo thành lồng ngực nên vận động rất hạn chế. Đoạn sống thắt lưng chủ yếu vận động gấp và duỗi, đoạn thắt lưng trên thì có thể vận động nghiêng một ít.
Nâng đỡ cơ thể
Phần cuối của đoan cột sống thắt lưng là chịu lực nhiều nhất nên bệnh lý thường xảy ra ở đoạn này như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa
Che chở nội tạng
Đoạn cột sống ngực cùng với các xương sườn tạo thành lồng ngực che chở phổi và tim.
Đoạn cột sống thắt lưng cùng với các cơ thành bụng phía trước che chở nội tạng của bụng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cột sống, một số nguyên nhân chính:
Theo thống kê, có tới khoảng 80% bệnh nhân đau cột sống mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu đau cột sống, người bệnh nên đi khám với bác sĩ Cột sống để được chẩn đoán và nhanh chóng điều trị.
Viêm xương khớp chủ yếu xảy ra ở các vị trí sụn khớp, sụn mô bao bọc quanh các đầu xương. Các khớp thường bị viêm có thể là khớp cột sống. Viêm khớp cột sống có thể gây ra triệu chứng đau nhức. Mức độ và vị trí cơn đau phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Bệnh thường xảy ra ở người trung niên, đặc biệt là người từ 40 tuổi trở lên, khiến cho bệnh nhân gặp tình trạng đau nhức cột sống, khó khăn trong vận động do các khớp khó chuyển động.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị tổn thương, suy yếu, bao xơ bị mòn, rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài.
Thoát vị đĩa đệm gây ra đau đớn tại các vị trí thoát vị, có thể lan ra các vị trí khác. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra đau nhức vùng cổ, lan ra vai gáy và hai tay. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau vùng cột sống thắt lưng, mông, sau đùi, bàn chân,...
Thoát vị đĩa đệm nếu được điều trị sớm không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu để đến giai đoạn sau, thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân: Chèn ép dây thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, tê liệt, tàn phế,...
Bệnh loãng xương gây nên hiện tượng xương giòn, dễ bị tổn thương và gãy xương dù chỉ là chấn thương nhẹ. Loãng xương gây ra triệu chứng đau ở vùng xương thường xuyên chịu áp lực, nâng đỡ cơ thể như cột sống.
Cơn đau cột sống do loãng xương xuất hiện khi đi lại, vận động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Loãng xương cần phải điều trị kiên trì trong thời gian dài, chủ yếu là điều trị bằng thuốc.
Thoái hóa cột sống theo thời gian là quy luật không thể tránh khỏi của cơ thể con người. Đồng thời, những thói quen xấu hàng ngày có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Những vị trí thoái hóa thường gặp là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. Triệu chứng thoái hóa cột sống điển hình là đau nhức cột sống, đau tại các vị trí bị thoái hóa và lan ra các vùng lân cận, hạn chế vận động của bệnh nhân.
Thoái hóa cột sống là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như gai đốt sống, đau thần kinh tọa, cong vẹo cột sống. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân có nguy cơ bại liệt một phần hoặc hoàn toàn.
Xem thêm Video:
Xem thêm bài viết:
Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân thì sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả tối ưu nhất. Vì thế bệnh nhân nên tìm tới các bác sĩ giỏi về Cột sống để được chẩn đoán và điều trị chính xác, từ đó mang lại hiệu quả khám chữa bệnh cao hơn.
Trước khi đến trực tiếp khám tại bệnh viện, để thuận tiện hơn, bệnh nhân có thể tư vấn trước với bác sĩ Cột sống từ xa để được chẩn đoán, hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm bài viết: