Dậy thì sớm ở bé trai:Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Dậy thì sớm ở bé trai:Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai.
Dậy thì sớm ở bé trai phải làm sao? - Ảnh: BookingCare

Dậy thì sớm ở bé trai:Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/03/2024 | Cập nhật lần cuối: 03/03/2024
Dậy thì sớm ở bé trai hiện là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ, dậy thì sớm còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Cùng BookingCare đi tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này.

Thực tế ngày nay, độ tuổi dậy thì ở bé trai ngày càng có dấu hiệu trẻ hoá, trước 9 tuổi (sớm hơn trung bình từ 1 - 2 tuổi). Dậy thì sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm môi trường, điều kiện sống, di truyền, béo phì,... gây ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý của trẻ nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách. 

Triệu chứng dậy thì sớm 

Ở bé trai, các triệu chứng dậy thì sớm bao gồm: 

  • Lông mặt, nách, mu bắt đầu xuất hiện. 
  • Dương vật phát triển. 
  • Tinh hoàn có thể tăng kích thước, bìu sậm màu.
  • Bắt đầu có mùi cơ thể. 
  • Mụn trứng cá. 
  • Tăng chiều cao nhanh chóng. 
  • Thay đổi hành vi so với giai đoạn trước đó. 
  • Giọng nói khàn khàn, ồm ồm.
  • Các nét trên khuôn mặt có sự thay đổi rõ ràng, già dặn hơn. 

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé trai 

Dựa vào đặc điểm nguyên nhân, dậy thì sớm ở bé trai chủ yếu được chia làm 2 loại: dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên. Ngoài ra, còn có các thể dậy thì sớm một phần và dậy thì sớm không tiến triển.  Với mỗi loại sẽ có đặc trưng riêng về biểu hiện và nguyên nhân. 

Nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương

Dậy thì sớm trung ương thường gặp hơn trong cộng đồng hiện nay, đặc trưng bởi hoạt động sớm của trục hạ đồi - tuyến yên - sinh dục.  Về nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm trung ương gồm: 

  • Bệnh lý hệ thần kinh trung ương (u, chấn thương, viêm nhiễm, xạ trị...).
  • Yếu tố di truyền.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại biên

Dậy thì sớm ngoại biên hay còn được gọi là dậy thì sớm giả, xảy ra độc lập với sự kích thích của tuyến yên và không phụ thuộc hormone hướng sinh dục. Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do: 

  • Các khối u ở tuyến thượng thận, tinh hoàn.
  • Yếu tố di truyền. 
  • Tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm chứa estrogen hoặc testosterone. 
  • Suy giáp.

Đối tượng nguy cơ dậy thì sớm

Dậy thì sớm có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nam nào nếu trẻ có một trong những yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Trẻ tiếp xúc nhiều với văn hoá đồi truỵ (phim, hình ảnh nhạy cảm,..)
  • Trẻ thừa cân, béo phì 
  • Trẻ sử dụng các sản phẩm có tác dụng kích thích tăng trưởng.
  • Trẻ thường xuyên uống nước có ga, thức ăn nhanh, lười vận động.

Tác hại của dậy thì sớm

Nếu không phát hiện và kiểm soát đúng cách, dậy thì sớm có thể để lại những tác hại khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của trẻ. 

  • Ảnh hưởng đến chiều cao: Trẻ dậy thì sớm có tốc độ phát triển chiều cao nhanh chóng và sẽ ngừng lại sau thời gian ngắn. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển hình thể của trẻ sau này. 
  • Vấn đề hành vi, tâm lý: Trẻ dậy thì có nhiều biến đổi về vẻ ngoài, gây cảm giác tự ti và mặc cảm khi đứng trước đám đông. Trường hợp không được hướng dẫn và kiểm soát tốt, về lâu dài sẽ dẫn đến những bất thường về suy nghĩ, lối sống và hành vi. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính: Dậy thì sớm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính, ví dụ như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư,...
  • Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Trẻ dậy thì sớm chưa được hướng dẫn về cách chăm sóc và vệ sinh cơ thể đúng cách, dễ dẫn đến mắc bệnh phụ khoa. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. 

Cách phòng ngừa

Dưới đây là một số cách phòng ngừa dậy thì sớm hiệu quả. 

  • Điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày: Giai đoạn tiền dậy thì, trẻ thường thích ăn các dạng đồ ăn nhanh (gà rán, xúc xích,...) và uống các loại nước có gas, gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến dậy thì sớm. Để phòng ngừa tình trạng này, phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của con, hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm kể trên. Ba mẹ nên có kế hoạch xây dựng thực đơn hàng ngày cho con, bảo đảm đủ 4 nhóm dưỡng chất dinh dưỡng là đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trẻ cũng cần được hướng dẫn chi tiết về chế độ tập luyện, sinh hoạt hàng ngày. 
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi cho con sử dụng các sản phẩm kích thích chiều cao, thuốc tăng trưởng. 
  • Giáo dục giới tính cho con: Mỗi bậc phụ huynh nên dành thời gian để trò chuyện và giáo dục cho con về sức khỏe sinh sản và giới tính. Đây là bước đầu quan trọng, giúp hình thành tư tưởng đúng đắn và hạn chế tối đa những điều tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khoẻ của con. 

Dậy thì sớm ở bé trai là tình trạng phổ biến hiện nay, gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện và chăm sóc trẻ phù hợp. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, ba mẹ cần đưa con đi khám tại các cơ sở chuyên khoa nhi để được bác sĩ tư vấn chính xác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare