Biết được nguyên nhân vô sinh ở nam không chỉ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp mà còn nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng. Vậy bạn có biết những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng vô sinh ở nam giới hiện nay?
Hãy cùng BookingCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các vấn đề bệnh lý cơ quan sinh sản là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng khả năng sinh sản ở nam. Một số bệnh lý có thể kể đến, bao gồm:
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Đây là tình trạng các tĩnh mạch thừng tinh dẫn lưu cho tinh hoàn bị kéo giãn bất thường. Mặc dù cơ chế giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh chưa được biết rõ nhưng một số chuyên gia cho rằng tình trạng này ảnh hưởng tới sự điều hoà nhiệt độ tinh trùng, làm giảm chất lượng tinh trùng và giảm khả năng thụ thai thành công.
Bệnh lý nhiễm trùng
Viêm tinh hoàn do virus, đặc biệt là quai bị, là nguyên nhân gây vô sinh được công nhận rộng rãi. Trong số những người mắc bệnh quai bị, viêm tinh hoàn lâm sàng hiếm gặp ở nam giới trước tuổi dậy thì nhưng xảy ra ở 15 đến 25% nam giới trưởng thành.
Các nguyên nhân lây nhiễm khác gây viêm tinh hoàn, suy giảm khả năng sinh tinh và vô sinh ở nam giới bao gồm bệnh lao và bệnh phong; trước đây cũng có thể gây tắc nghẽn mào tinh hoàn. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như lậu và chlamydia cũng có thể gây viêm tinh hoàn. Nhiều nam giới bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có các thông số tinh dịch tương đối bình thường, nhưng một số có thể có khả năng di chuyển của tinh trùng thấp và vô sinh do nhiễm HIV.
Vấn đề rối loạn xuất tinh
Xuất tinh ngược dòng khiến tinh dịch đi vào bàng quang rồi ra ngoài theo đường nước tiểu (thay vì phóng ra ngoài khỏi đầu dương vật). Tình trạng này khiến tinh trùng không gặp được trứng và là nguyên nhân vô sinh nam.
Xuất tinh ngược dòng cũng có thể là biến chứng của bệnh lý tại chỗ hay các bệnh toàn thân như: chấn thương cột sống, phẫu thuật tại bàng quang, bệnh tiền liệt tuyến, bệnh lý tại niệu đạo, đái tháo đường…
Kháng thể kháng tinh trùng
Ở một số nam giới, các tế bào trong cơ thể của hệ thống miễn dịch xác định nhầm tinh trùng là kháng nguyên có hại cho cơ thể và cố gắng tiêu diệt chúng. Hậu quả là tinh trùng bị chết, giảm số lượng tinh trùng và giảm khả năng sinh sản.
Tinh hoàn ẩn
Đàn ông có tiền sử tinh hoàn ẩn có số lượng tinh trùng thấp hơn, chất lượng tinh trùng kém hơn và tỷ lệ sinh sản thấp hơn so với nam giới không có tinh hoàn ẩn. Sự suy giảm khả năng sinh tinh ở tinh hoàn ẩn có thể liên quan đến các bất thường tiềm ẩn về di truyền, nội tiết tố và phát triển, một số trong đó có thể phòng ngừa được một phần hoặc có thể hồi phục thông qua can thiệp phẫu thuật sớm.
Tắc nghẽn ống dẫn tinh
Các chấn thương, tai nạn, phẫu thuật, nhiễm trùng hay các bất thường trong bệnh xơ nang, bệnh di truyền có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, tinh hoàn, mào tinh, niệu đạo… Sự tắc nghẽn làm cản trở lưu thông của tinh dịch, tinh trùng.
Một số bệnh lý tại cơ quan sinh dục là nguyên nhân vô sinh ở nam - Ảnh: Freepik
Các vấn đề trong quan hệ tình dục
Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và giao hợp qua đường âm đạo không thường xuyên (ít hơn hai lần mỗi tuần) cũng có thể là những yếu tố góp phần gây vô sinh nam.
Bất thường về giải phẫu (lỗ niệu đạo bên dưới dương vật), các vấn đề tâm lý khi quan hệ… đều ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh và có thể gây vô sinh.
Rối loạn nội tiết tố nam
Bất kỳ bệnh vùng dưới đồi hoặc tuyến yên nào cũng có thể gây ra giải phóng hormone gonadotropin (GnRH) hoặc thiếu hụt gonadotropin và do đó gây vô sinh. Những tình trạng này có thể được chia thành các rối loạn bẩm sinh, mắc phải hoặc hệ thống. Điều quan trọng là chẩn đoán được suy sinh dục thứ phát vì điều trị bằng gonadotropin thường cải thiện thành công khả năng sinh tinh và khả năng sinh sản
Ở những người có tiền sử phẫu thuật, can thiệp điều trị vùng bụng và chậu hông, hay với những người sử dụng thuốc kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:
Một số loại thuốc
Nhiều loại thuốc có liên quan đến suy giảm khả năng sinh tinh và/hoặc rối loạn chức năng tế bào Leydig. Trong số đó, quan trọng nhất là các thuốc alkyl hóa (cyclophosphamide và chlorambucil). Thuốc kháng androgen (flutamide, cyproterone, bicalutamide, spironolactone), ketoconazole và cimetidine có thể gây rối loạn sinh tinh bằng cách ức chế sản xuất hoặc hoạt động androgen của tinh hoàn.
Tiền căn phẫu thuật
Một số phẫu thuật có thể để lại di chứng trong xuất tinh như mổ thoát vị bẹn, phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, các phẫu thuật vùng ổ bụng…
Yếu tố môi trường
Khi cơ thể nam giới làm việc hay sống, tiếp xúc với nhiều yếu tố môi trường như: nhiệt độ cao, độc tố, hoá chất… có thể làm giảm khả năng sản xuất hoặc suy yếu chức năng tinh trùng. Các yếu tố môi trường như:
Thói quen sinh hoạt
Bất thường nhiễm sắc thể là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự sinh tinh trùng đã được xác định trong khoảng 5 đến 10% trường hợp vô sinh nam.
Các bệnh lý rối loạn di truyền gây vô sinh nam như hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann, hội chứng Kartagener, xơ nang…
Hội chứng Klinefelter
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy sinh dục nguyên phát kèm theo suy giảm khả năng sinh tinh và thiếu hụt testosterone là hội chứng Klinefelter, có thể xảy ra ở 1 trong 500 đến 700 nam giới có kiểu hình và tới 10 đến 15% nam giới vô sinh bị vô sinh. Nó được đặc trưng bởi sự lệch bội nhiễm sắc thể giới tính, trong đó nhiễm sắc thể X (XXY) thừa là thường gặp nhất. Những bệnh nhân này thường có tinh hoàn rất nhỏ và hầu như luôn bị vô tinh.
Vô sinh nam vô căn
Vô sinh nam vô căn đề cập đến những người đàn ông có kết quả phân tích tinh dịch bình thường nhiều lần nhưng không thể mang thai với bạn nữ bình thường, mặc dù đã đánh giá tất cả các cơ chế, nguyên nhân có thể xảy ra.
Nắm rõ nguyên nhân gây vô sinh mới có thể giúp bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, can thiệp kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu biết các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường hay dấu hiệu vô sinh nam của cơ thể, hãy đi thăm khám sớm để được tư vấn một cách tốt nhất.