Điều trị cúm B bằng những phương pháp nào?
Những phương pháp điều trị cúm B
Tìm hiểu các phương pháp điều trị cúm B. - Ảnh: BookingCare

Điều trị cúm B bằng những phương pháp nào?

Tác giả: - Xuất bản: 27/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 27/01/2024
Cúm B là một trong hai loại virus chính gây dịch cúm theo mùa. Tùy thuộc vào các triệu chứng và diễn biến cụ thể ở người bệnh nhiễm cúm B mà có thể sử dụng các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc không kê đơn hay thuốc kháng virus đặc hiệu.

Phần lớn người bệnh nhiễm cúm B thường có biểu hiện bệnh nhẹ, ít nguy hiểm có khả năng tự khỏi mà không phải điều trị. Tuy nhiên ở những người có yếu tố nguy cơ cao như sức đề kháng yếu hay các bệnh nền mạn tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để tránh những trường hợp biến chứng nặng hãy cùng BookingCare tham khảo một số phương pháp điều trị cúm B trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị cúm B

Virus cúm B hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp nâng cao tăng cường sức đề kháng cho cơ thể làm giảm tối đa sự xuất hiện của các biến chứng. 

Điều trị tại nhà không dùng thuốc 

Để khắc phục cúm B tại nhà cần nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung đủ nước. Đây là phương pháp tối ưu chăm sóc bệnh nhân cúm B tại nhà giúp ích cho việc điều trị cúm B. 

Một số phương pháp điều trị tại nhà:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức.
  • Bổ sung nước, điện giải và dinh dưỡng, các thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin,...
  • Xông hơi tại nhà giúp đường thở thông thoáng.
  • Vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý.

Điều trị bằng thuốc không kê đơn (OTC)

Trong trường hợp điều trị tại nhà không dùng thuốc không giúp cải thiện các triệu chứng cúm B có thể dùng thuốc không kê đơn để điều trị triệu chứng sốt, ho, đau đầu. Một số loại thuốc không kê đơn phổ biến như:

  • Acetaminophen 
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID) như: Ibuprofen, Aspirin,...

Điều trị bằng thuốc kháng virus 

Thuốc Oseltamivir 

Thuốc dùng điều trị nhiễm cúm B, không biến chứng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuần tuổi có các triệu chứng nhiễm cúm. Việc sử dụng oseltamivir cần được cân nhắc dựa trên từng cá thể, vùng địa lý và cộng đồng sinh sống, và dựa trên những thông tin hiện có về tính nhạy cảm của virus đối với thuốc và hiệu quả điều trị của thuốc.

Oseltamivir có dạng viên nang hoặc dạng bột pha hỗn dịch uống. Dạng bột pha hỗn dịch uống được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng được dạng viên nang.

Lưu ý một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,...

Thuốc Zanamivir

Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của cúm như: nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau họng, sốt, mệt mỏi,... Thuốc được bào chế ở hai dạng: bột hít và tiêm.

Lưu ý tác dụng phụ không mong muốn thường gặp của thuốc như: tiêu chảy, buồn nôn và nôn, triệu chứng mũi, viêm phế quản, đau đầu, chóng mặt và một số ít co thắt phế quản, khó thở, nổi ban trên da.

Một số thuốc kháng virus điều trị cúm B khác: Rapivab (peramivir), Xofluza (baloxavir marboxil).

Để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn người bệnh nhiễm cúm B nên đến gặp bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị phù hợp với bản thân. Hy vọng bài viết trên đây của BookingCare cung cấp cho bạn những thông tin điều trị cúm B hữu ích.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết