Ung thư đại tràng là một loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm thường gặp. Việc điều trị ung thư đại tràng chủ yếu sẽ dựa theo các giai đoạn của bệnh. Theo đó, ung thư đại tràng phát triển với 5 giai đoạn chính (sớm nhất là giai đoạn 0 đến muộn nhất là giai đoạn 4), giai đoạn ung thư càng muộn thì điều trị càng khó khăn và tiên lượng sống càng giảm.
Phẫu thuật dự phòng bệnh: cùng với việc phòng tránh các yếu tố gây ung thư, phẫu thuật cắt bỏ những thương tổn tiền ung thư (ví dụ như polyp) sẽ góp phần tích cực làm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh, đồng thời người bệnh cần được tái khám và theo dõi định kỳ để có thể phát hiện sớm các tổn thương có nguy cơ.
Phẫu thuật điều trị ung thư: có hai loại chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt căn và tạm thời. Việc áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ung thư khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn do đó hạn chế nhiều đến kết quả điều trị.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư mà trong đó sử dụng bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u để thuận tiện cho phẫu thuật, điều trị phối hợp sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát.
Hóa trị
Hóa trị hay hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng như phẫu thuật và xạ trị, điều trị hệ thống trong đó có hóa trị liệu đã trở thành một phần quan trọng.
Vì kích thước khối u giai đoạn 0 và giai đoạn 1 rất nhỏ và đang tập trung tại chỗ, quá trình xâm lấn chưa lan rộng nên hướng điều trị chính là loại bỏ tế bào ung thư. Phương pháp được ưu tiên sử dụng là phẫu thuật ít xâm lấn hay phẫu thuật nội soi.
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu ảnh hưởng đến lớp ngoài của đại trực tràng và các cơ quan lân cận như bàng quang, tử cung (ở nữ giới), hoặc có thể tuyến tiền liệt (ở nam giới),… Tuy nhiên, các khối u chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan nằm xa so với đại tràng.
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã phát triển nhưng ở mức chưa quá nặng nề. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân ở cuối giai đoạn 2 khi các khối u lớn khó hoặc nằm ở vị trí khó tiếp cận để loại bỏ ngay trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm hóa trị hoặc xạ trị.
Phẫu thuật đại tràng giai đoạn 2 sẽ có 2 loại hình là: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Giai đoạn này vẫn có thể phẫu thuật triệt căn, tuy nhiên khả năng tái phát cao hơn giai đoạn 0-1.
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, nhưng chưa lan tới các bộ phận nằm ở xa đại tràng. Đến giai đoạn 3, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt và có mức độ nghiêm trọng tác động tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng của giai đoạn này vẫn là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị nhưng với liều lượng, mức độ cao hơn. Tiên lượng sống của giai đoạn này ở mức 50% – 70%. Bởi vì, các mô và cơ quan đã bị xâm lấn nặng, việc kiểm soát sự phát triển và tái phát của khối u ngày càng khó hơn.
Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 phần đại tràng và đôi khi cần phẫu thuật tạo hậu môn thay thế ra da.
Ở giai đoạn 3, xạ trị thường được sử dụng kết hợp với hóa trị để hỗ trợ cho phẫu thuật. Việc chỉ định thực hiện hóa-xạ trị trước hay sau phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ trên tình hình sức khỏe của bệnh nhân, kích thước của khối u và mức độ khó của ca phẫu thuật.
Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã xâm lấn tới nhiều cơ quan ở gần như gan, phổi và ở xa đại tràng, thậm chí ở khắp cơ thể như não, phúc mạc,…
Dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn 4 rất rõ ràng vì không chỉ ở khu vực đại tràng mà còn khắp cơ thể. Bên cạnh các triệu chứng gặp ở giai đoạn 2 và 3 nhưng với mức độ nặng hơn, ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị đau xương nếu di căn tới xương, bị ho hoặc viêm phổi nếu di căn tới phổi, các vấn đề liên quan tới gan và ảnh hưởng hoạt động chức năng của gan nếu đã di căn tới gan,...
Đây là giai đoạn khó điều trị nên phác đồ sẽ kết hợp nhiều phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích và chăm sóc nhẹ.
Liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng kết hợp với hóa-xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn cuối. Đây là một loại thuốc có thể xác định chính xác đích đến là tế bào ung thư và có tác dụng gây độc tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của cơ thể như các loại thuốc hoá trị khác, từ đó cũng giảm các tác dụng phụ của hoá trị.
Ở giai đoạn ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn về sức khỏe thể chất và tâm lý. Vì vậy, liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ là rất quan trọng để tạo cảm giác dễ chịu, tích cực lạc quan cho bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật, duy trì sự sống.
Nhìn chung, cách tiếp cận điều trị ung thư đại tràng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, và loại khối u,... Thăm khám, tuân thủ kế hoạch điều trị với bác sĩ là yếu tố quan trọng để kiểm soát và điều trị bệnh ung thư đại tràng.