Viêm thanh quản là một bệnh lý viêm ở lớp niêm mạc thanh quản, bao gồm cả viêm dây thanh âm với biểu hiện lâm sàng như khàn tiếng, mất tiếng, ho, âm lượng giọng nói giảm,... Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể kèm theo những triệu chứng sốt, khó chịu, khó nuốt và đau họng.
Viêm thanh quản thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, là sự xâm nhập do các vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây ra, do sử dụng giọng quá mức như khi nói hoặc hát, dị ứng, hít phải chất kích thích hay phản ứng trào ngược dạ dày thực quản,....
Viêm thanh quản cấp (dưới 3 tuần) thường gặp ở trẻ em, trong khi viêm thanh quản mạn với thời gian mắc bệnh lâu hơn thường gặp ở người lớn, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như khô họng, nuốt rát, ho, khàn tiếng,... gây khó chịu trong thời gian dài ảnh hưởng đến chất lượng công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Điều trị viêm thanh quản theo y học cổ truyền với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc đem lại hiệu quả tích cực, giúp cải thiện đáng kể triệu chứng cho người bệnh.
Triệu chứng của viêm thanh quản được y học cổ truyền quy về phạm vi chứng Hầu âm, bệnh chủ yếu là thực chứng, nguyên nhân chủ yếu do ngoại tà xâm nhập (phong hàn, phong nhiệt,...) làm tổn thương tạng Phế (gần giống phổi trong y học hiện đại), làm Phế khí bị giữ lại vùng hầu họng không tuyên lên được gây ra bệnh. Bệnh lâu ngày chuyển thành hư chứng, có các hội chứng như Phế Thận âm hư, Phế Tỳ khí hư, Huyết ứ đàm ngưng, hầu khiếu bất dưỡng,... có thể kết hợp cùng với sự suy nhược của ngũ tạng khiến yết hầu không được nuôi dưỡng mà thành bệnh.
Điều trị viêm thanh quản- Hầu âm theo đông y dựa trên biện chứng luận trị của từng bệnh cảnh với các phương pháp như sơ phong tán hàn, thanh nhiệt, bổ Phế kiện Tỳ, tư âm giáng hỏa, hành khí hoạt huyết kết hợp châm cứu, xông thuốc.
Ở người lớn, viêm thanh quản thường không nguy hiểm và có khả năng hồi phục tốt, nhưng cần cảnh giác ở trẻ em do rủi ro khó thở có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Niêm mạc thanh quản ở trẻ em rất dễ phù nề, đặc biệt là vùng dưới niêm mạc ở trẻ em dưới 1 tuổi, nếu niêm mạc thanh quản phù nề 1mm sẽ khiến đường kính thanh quản hẹp đi một nửa. Chính vì vậy, khi triệu chứng bệnh không giảm hoặc nặng hơn, người bệnh cần thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tránh tự điều trị.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Những bài thuốc đông y điều trị viêm thanh quản gồm các vị thuốc có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc, giảm viêm nhiễm và kích thích sự hồi phục của các tế bào trong cổ họng.
Sự kết hợp giữa các vị thuốc này không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau rát, khàn tiếng mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus hiệu quả hơn.
Thành phần và cách làm:
Gừng rửa sạch, giã nát hoặc thái lát mỏng, sau đó đun sôi với 200ml nước trong khoảng 10-15 phút. Lọc lấy nước, để nguội đến ấm và hòa thêm mật ong.
Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày, giúp giảm kích ứng và làm dịu cổ họng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn nhờ tính kháng khuẩn của gừng và mật ong.
Thành phần và cách làm:
Lá hẹ rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn để lấy nước. Trộn nước lá hẹ với mật ong.
Uống hàng ngày vào buổi sáng và tối, giúp giảm viêm và sưng, làm dịu niêm mạc thanh quản.
Thành phần và cách làm:
Quất rửa sạch, cắt đôi hoặc giữ nguyên, cho vào lọ thủy tinh cùng mật ong. Đậy kín và để hỗn hợp ngâm trong khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng.
Lấy 1-2 thìa hỗn hợp ngâm quất uống mỗi ngày, giúp giảm ho, thông thoáng đường hô hấp.
Thành phần và cách làm:
Củ cải trắng rửa sạch, bào mỏng hoặc xắt nhỏ, trộn đều với mật ong và để yên trong khoảng 3-4 giờ cho ra nước.
Uống nước củ cải đã trộn mỗi ngày, giúp giảm viêm và sưng, hỗ trợ điều trị viêm thanh quản.
Việc điều trị viêm thanh quản bằng y học cổ truyền không chỉ giúp giảm triệu chứng mà giúp việc cải thiện và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Mặc dù những bài thuốc đông y có thể hỗ trợ điều trị viêm thanh quản hiệu quả nhưng trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh vẫn nên tìm đến sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên môn.