Thanh quản là bộ phận của đường hô hấp, nằm gọn trong vùng hạ họng – thanh quản. Thanh quản có hình ống thắt eo ở đoạn giữa, doãn rộng ra ở hai đầu, trên thông với hạ họng, dưới nối liền với khí quản. Chỗ hẹp nhất là giữa 2 dây thanh gọi là thanh môn có tổ chức liên kết dưới niêm mạc lỏng lẻo dễ phù nề khi viêm nhiễm, gây khó thở sớm, nhất là trẻ em.
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng nề dẫn đến khàn hoặc mất giọng. Viêm thanh quản thường khỏi trong 2 - 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn hoặc không được điều trị đúng cách sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính.
Viêm thanh quản mạn tính tốn nhiều thời gian để phục hồi, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị và sức đề kháng của người bệnh.
Đối với trẻ em, viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ từ 1 - 6 tuổi, niêm mạc thanh quản và tổ chức dưới niêm mạc dễ bị viêm nhiễm, phù nề dẫn đến khó thở.
Nguyên nhân hay gặp gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường là: lạnh, do trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố môi trường, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
Đối với người lớn, viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết niêm mạc thanh quản. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh hoặc lúc thời tiết thay đổi đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh thường do virus.
Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản tái đi tái lại nhiều lần hoặc quá trình viêm thanh quản cấp kéo dài gây nên. Tình trạng tái đi tái lại này có thể dẫn đến quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.
Biểu hiện viêm thanh quản ở trẻ em và người lớn có sự khác nhau và tương đối dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Cụ thể:
Để chẩn đoán viêm thanh quản cấp ở trẻ em, bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như nói khàn hoặc khóc khàn, kết hợp soi thanh quản đánh giá.
Viêm thanh quản cấp ở người lớn điển hình là viêm thanh quản đỏ cấp xuất tiết thông thường với các biểu hiện:
Trong bệnh viêm thanh quản mạn tính, bệnh kéo dài hàng tuần đến hàng tháng với các biểu hiện:
Tùy tình trạng viêm nhiễm và sức đề kháng có thể tự khỏi sau 4-7 ngày hoặc nặng lên trở thành viêm khí phế quản phổi.
Về nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản có nhiều yếu tố gây ra, trong đó có sự khác nhau giữa 2 dạng: cấp và mạn tính.
Các nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường do:
Viêm thanh quản cấp ở người lớn là bệnh thường gặp từ mĩ họng lan xuống đường hô hấp, thường mắc bệnh vào mùa xuân và mùa thu khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virut hoặc hít thở bởi các chất có hơi nóng, chất gây dị ứng, các loại hóa chất…
Thông thường bằng việc hỏi thăm các triệu chứng của người bệnh và thăm khám thực thể lâm sàng gồm có khám vùng họng và soi thanh quản là đã đủ để bác sĩ chẩn đoán viêm thanh quản.
Trong trường hợp viêm thanh quản mạn tính nghi ngờ do lao hoặc giang mai, thường làm thêm các xét nghiệm: soi dịch xuất tiết, nuôi cấy, soi treo sinh thiết làm giải phẫu bệnh kết hợp với các thăm dò chẩn đoán hinh ảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tìm cách xử trí phù hợp. Những xét nghiệm này cũng giúp phân biệt viêm thanh quản mạn và ung thư thanh quản vì ở giai đoạn đầu 2 bệnh này có triệu chứng tương tự nhau.
Viêm thanh quản bao lâu thì khỏi? Tùy tình trạng viêm nhiễm và sức đề kháng của mỗi người mà bệnh viêm thanh quản cấp có thể tự khỏi sau 4-7 ngày. Tuy nhiên bệnh cũng có thể nặng lên trở thành viêm khí phế quản phổi. Vì vậy, thăm khám bệnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ là thực sự cần thiết.
Điều trị viêm thanh quản bao gồm:
Viêm thanh quản có tự khỏi không? Viêm thanh quản cấp có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu loại bỏ các yếu tố nguyên nhân. Tuy nhiên đối với người có sức đề kháng kém thì có thể tiến triển thành viêm khí phế quản phổi nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách.
Viêm thanh quản mạn tính dễ tái phát nên khó điều trị dứt điểm, gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Trước hết, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói và gây khó khăn trong giao tiếp. Ngoài ra, bệnh cũng tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Để phòng bệnh viêm thanh quản, cần lưu ý:
Viêm thanh quản là bệnh ở đường hô hấp thường xuyên gặp phải vào mùa xuân và mùa thu. Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết trên, bạn đọc có thể “bỏ túi” cho mình một vài thông tin hữu ích để có thể dự phòng bệnh hiệu quả và điều trị bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ.