Bài viết này sẽ giải đáp ý nghĩa của chỉ số Hgb trong xét nghiệm máu, các nguyên nhân gây tăng giảm số Hgb cũng như vai trò của chỉ số trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến máu hoặc một số cơ quan trong cơ thể.
Chỉ số HgB (hay Hemoglobin) là yếu tố được đo trong các xét nghiệm máu toàn phần hoặc xét nghiệm huyết sắc riêng lẻ. Hemoglobin là một loại protein huyết sắc tố có chức năng trao đổi oxi giữa các cơ quan và tế bào với phổi.
Xét nghiệm đo lường Hgb là phương pháp chẩn đoán, theo dõi sức khỏe và sàng lọc các rối loạn về các tế bào máu, đặc biệt là thiếu máu và một số bệnh lý liên quan.
Trong xét nghiệm, chỉ số Hgb thể hiện mức độ độ trao đổi oxi giữa các tế bào, cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu. Chỉ số Hgb được đo lường nhằm đánh giá nồng độ huyết sắc tố trong máu và chức năng hệ thống tuần hoàn. Mức độ hemoglobin có thể cho biết cơ thể được cung cấp đủ oxi và sắt hay không.
Mức Hgb được đo bằng đơn vị gam trên decilit máu (g/dL) hoặc gam trên lít (g/L) máu. Mức chỉ số Hgb bình thường theo từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
Nhóm | Mức Hgb bình thường (g/dL) |
Trẻ sơ sinh (<1 tuổi) | 11 - 18 |
Trẻ em và thanh thiếu niên (<20 tuổi) | 11,5 - 16,5 |
Nam giới trưởng thành (>20 tuổi) | 13 - 16.5 |
Phụ nữ trưởng thành (>20 tuổi) | 12 - 16 |
Phụ nữ mang thai | 11- 16 |
Mức chỉ số Hgb có thể ảnh hưởng và chênh lệch giữa các nhóm tuổi, giới, các yếu tố sức khỏe và phạm vi tham chiếu của phòng thí nghiệm. Người làm kiểm tra có thể tham khảo trước với bác sĩ và chuyên gia xét nghiệm để được tư vấn kỹ hơn.
Nếu mức độ Hgb thay đổi bất thường (tăng hoặc giảm) có thể gây ra các triệu chứng như:
Chỉ số Hgb thay đổi bất thường do một số nguyên nhân, bao gồm:
Chỉ số Hgb không chỉ xác định bệnh thiếu máu, xét nghiệm huyết sắc tố có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý như:
Bạn đọc có thể kiểm tra chỉ số Hgb của mình bằng cách thực hiện các xét nghiệm máu toàn phần (CBC) hoặc thực hiện riêng xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố trong máu. Xét nghiệm này được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm được trang bị máy móc, kỹ thuật xét nghiệm máu chuyên nghiệp.
Người xét nghiệm sẽ được lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Mẫu máu sau đó được xử lý phân tách các yếu tố để đo lường nồng độ Hgb trong mẫu. Người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau 1 - 2 ngày. Bác sĩ sẽ hội chẩn dựa trên kết quả đo lường, các yếu tố về sức khỏe, tiền sử bệnh lý của người khám để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.
Ngoài việc thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi nồng độ hemoglobin, bạn đọc có thể thực hiện một số cách đơn giản sau để kiểm soát và duy trì chỉ số Hgb ổn định như sau:
Chỉ số Hgb có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sức khỏe tuần hoàn. Kết quả xét nghiệm Hemoglobin nói riêng và xét nghiệm máu nói chung giúp bác sĩ xác định tổng quan tình hình sức khỏe và đưa ra những chỉ định, khuyến nghị điều trị và chăm sóc phù hợp để duy trì sức khỏe ổn định cho bệnh nhân.