Giải đáp y khoa: Viêm đại tràng có tự khỏi không?
Viêm đại tràng có tự khỏi không?
Viêm đại tràng có tự khỏi không? - Ảnh: BookingCare

Giải đáp y khoa: Viêm đại tràng có tự khỏi không?

Tác giả: - Xuất bản: 27/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Tìm đáp án cho câu hỏi: Viêm đại tràng có tự khỏi không? thông qua bài viết dưới đây của BookingCare.

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa dễ gặp nhưng khó chữa và rất dễ tái phát. Viêm đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được thăm khám, điều trị kịp thời để giải quyết những khó khăn trong đời sống sinh hoạt và tránh biến chứng không đáng có.

Viêm đại tràng có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng không thể tự khỏi nếu không có sự thay đổi trong chế độ ăn uống, lối sống và uống thuốc, điều trị nội khoa.

Người mắc viêm đại tràng thường khá chủ quan vì cho rằng đây là bệnh lý bình thường như đau bụng đi ngoài. Chính sự chủ quan này đã khiến mức độ nguy hiểm gia tăng lên gấp nhiều lần.

Viêm đại tràng không những gây ra phiền toái, khó chịu, cản trở trực tiếp công việc, sinh hoạt của người bệnh mà còn làm suy giảm sức khỏe. Nhất là khi cơn đau bụng, tiêu chảy, đại tiện kèm máu diễn ra thường xuyên, liên tục trong ngày gây mất nước, chán ăn, mất máu, dẫn đến suy dinh dưỡng, mệt mỏi.

Khi gặp những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, bạn đọc nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Lưu ý với bệnh viêm đại tràng

Đối với người bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt để hạn chế gây tổn thương thêm cho đại tràng. Đồng thời tăng cường sức đề kháng để chủ động chống lại bệnh từ bên trong.

  • Ăn chín, uống sôi; vệ sinh sạch sẽ đồ ăn uống, dụng cụ sinh hoạt; hạn chế ăn những đồ ăn chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa kỹ để vi khuẩn có hại không xâm nhập vào cơ thể.
  • Ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,... để tiêu hóa dễ hơn.
  • Không nên ăn đồ chua, cay, đồ quá ngọt, đồ ăn thừa, cũ để tránh dẫn đến tiêu chảy do nhiễm độc tố.
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn cho cơ thể thông qua những thực phẩm hỗ trợ như sữa chua, men vi sinh,...
  • Cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày, ví dụ như: bơ, chuối, khoai tây, khoai lang, rau mồng tơi, bí đỏ….
  • Giảm bớt lượng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn; sử dụng ít cafe, thuốc lá, rượu, bia để giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng, táo bón.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung sinh tố hoa quả để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh nên làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya. Đồng thời chịu khó tập luyện thể dục thể thao để sức khỏe tốt hơn, đặc biệt là những bài tập tốt cho hệ tiêu hóa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết