"HP dạ dày" là một thuật ngữ thường dùng đề cập đến một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (HP) được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày của con người. Vi khuẩn này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, thường gặp nhất là viêm loét dạ dày và tá tràng, ung thư dạ dày và có thể liên quan đến một số bệnh lí khác như ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu thiếu sắt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HP ở người lớn >70%. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tuổi lối sống, chất lượng sống, điều kiện kinh tế xã hội.
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn, đặc biệt ở độ tuổi 2-8. Do thường tiếp xúc gần gũi hơn và dễ dàng chia sẻ đồ đạc với người lớn trong gia đình, cũng như thói quen mớm thức ăn cho trẻ khiến nguy cơ truyền nhiễm HP trong nhóm này tăng cao.
Mặt khác, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh còn hạn chế. Điều này có thể làm cho trẻ nhỏ trở nên dễ bị nhiễm vi khuẩn HP hơn.Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Có tới trên 80% người có nhiễm vi khuẩn H.P không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị, khoảng 10 - 20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1 – 2% có khả năng bị ung thư dạ dày (Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe và có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm nếu không được điều trị. một số vấn đề liên quan đến nhiễm HP dạ dày thường gặp:
Nếu bạn đang gặp những triệu chứng của HP dạ dày, hãy thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để tiến hành xét nghiệm HP dạ dày. Sau đó tiến hành điều trị để tránh lây nhiễm HP cho những người xung quanh vì HP dạ dày không thể tự hết.