Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 30/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Hẹp bao quy đầu là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp ở nam giới. Cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần biết về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Hẹp bao quy đầu là một bệnh lý nam khoa phổ biến. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Hẹp bao quy đầu là bệnh gì?

Bao quy đầu là một lớp da mỏng, có tính đàn hồi cao, trùm lên toàn bộ quy đầu của dương vật, có tác dụng che chắn cho quy đầu khỏi những tác động từ bên ngoài có thể gây tổn thương như bụi bẩn, vi khuẩn có hại và những kích thích do cọ xát, va quệt.

Khi nam giới bị hẹp bao quy đầu, tức là bao quy đầu trùm kín quy đầu không thể lộn xuống được. Hẹp bao quy đầu là một tình trạng phổ biến gặp ở hơn 90% bé trai khi vừa mới sinh ra. Khi cơ thể phát triển hơn (Khoảng từ 3 - 5 tuổi) bao quy đầu sẽ tự tách rời và có thể tuột khỏi quy đầu dễ dàng.

Một số trẻ lớn tuổi cũng như nam giới trưởng thành vẫn có thể gặp tình trạng hẹp  bao quy đầu này do bẩm sinh từ bé hay vì một số nguyên nhân nào khác do bệnh lý gây nên.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu

Nhìn chung, nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu được chia thành 2 nhóm chính: hẹp bao quy đầu bẩm sinh và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

  • Hẹp bao quy đầu bẩm sinh

Bé trai sinh ra hầu hết đều bị hẹp bao quy đầu bởi đây là cơ chế bảo vệ dương vật của cơ thể trẻ nhỏ. Bao quy đầu bao trùm lấy dương vật giúp ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập đặc biệt là các tác động vật lý từ bệnh ngoài gây ma sát, tổn thương.

Thông thường, tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ sẽ biến mất khi bé bước sang độ tuổi từ 3 - 5 tuổi. Lúc này, dương vật bắt đầu phát triển và có kích thước lớn hơn, có thể tự tách khỏi bao da và tuột ra ngoài.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bé lớn tuổi hơn, thậm chí đã trưởng thành, bao quy đầu vẫn bó hẹp, gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và khả năng sinh sản.

  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Một số bệnh lý viêm nhiễm, nong tách bao quy đầu không đúng cách hoặc chấn thương có thể hình thành sẹo xơ cứng ở quy đầu. Khiến bao quy đầu xơ hẹp bao quy đầu không lộn được quy đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây hẹp bao quy đầu do bệnh lý:

  • Vệ sinh cơ thể kém gây viêm nhiễm, lở loét
  • Vệ sinh cơ thể không đúng cách, quá mạnh tay cũng có thể gây ma sát, tổn thương da, chảy máu
  • Nong tách bao quy đầu không đúng cách là xơ hẹp bao quy đầu
  • Các bệnh da liễu gây tổn thương hình thành sẹo như: chàm, bệnh vảy nến, lichen hóa, lichen xơ cứng,...
  • Dương vật bị chấn thương
  • Quan hệ tính dục không an toàn, mắc các bệnh viêm nhiễm lây qua đường tình dục.

Xét nghiệm chẩn đoán hẹp bao quy đầu

Thông thường, hẹp bao quy đầu không cần xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ nam khoa có thể căn cứ vào biểu hiện và triệu chứng của người bệnh mà đưa ra kết luận chính xác.

Các phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng nếu người bệnh có hiện tượng viêm nhiễm, lở loét, cần xét nghiệm để phân tích vi khuẩn và các loại bệnh liên quan.

Các triệu chứng thường gặp ở nam giới bị hẹp bao quy đầu

Các dấu hiệu nam giới bị hẹp bao quy đầu không khó để phát hiện, dưới đây là một số triệu chứng cụ thể:

Ở trẻ nhỏ

  • Không thể lộn được bao quy đầu. Một số trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu ở dạng nhẹ vẫn có thể lộn được bao quy đầu nhưng khó và gây đau.
  • Khi đi tiểu, trẻ thường phải rặn, tia nước tiểu yếu.
  • Vùng da quy đầu căng phồng khi buồn tiểu, nước tiểu chảy ra đọng lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật to và phồng lên. Sau khi trẻ tiểu xong một lúc sau nước tiểu từ bao quy đầu mới chảy ra hết.
  • Nhiều trẻ luôn cảm thấy đau, thậm chí khóc thét mỗi lần đi tiểu.
  • Viêm sưng nề bao quy đầu, chảy dịch mủ, bệnh nhân rất đau nhất là khi đi tiểu
  • Bao quy đầu xơ hẹp  có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy các  khối bã sinh dục bên trong dương vật

Ở nam giới trưởng thành

  • Quy đầu có cảm giác chật chội, đau nhói, khó khăn khi lộn bao quy đầu
  • Tiểu tiện có cảm giác đau xót, khó tiểu, tiểu bị đọng nước.
  • Bộ phận sinh dục mùi hôi khó chịu
  • Gặp khó khăn khi cương cứng, gây ra cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục. Lớp da bao bọc quanh dương vật luôn thắt chặt khiến nam giới thường bị đau mỗi khi cương cứng. Điều này làm suy giảm ham muốn và chất lượng đời sống tình dục của phái mạnh.
  • Quy đầu bị viêm: Quy đầu có hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau rát, xuất tiết dịch viêm,... rất có thể là biểu hiện của hẹp bao quy đầu bởi nước tiểu và cặn bẩn đọng lại ở quy đầu có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Bao quy đầu hẹp lâu có thể gây viêm hẹp đường tiểu
  • Hẹp bao quy đầu lâu có nguy cơ gây ung thư dương vật, thấy khối sùi loét ở dương vật

Các phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu

Điều trị hẹp bao quy đầu bằng phương pháp nào là hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào độ tuổi cũng như trạng thái, tình trạng của người bệnh. Trước khi áp dụng bất kì biện pháp điều trị nào, người bệnh cần có sự tư vấn chính xác từ bác sĩ.

Với những trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu là một tình trạng rất bình thường, cha mẹ không được cố gắng lột bao quy đầu của bé. Hành động này có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu thậm chí là rách bao quy đầu hình thành sẹo dính khiến sau này quy đầu không thể tự thoát ra khỏi bao quy đầu. 

Hiện nay, hẹp bao quy đầu được điều trị bằng 3 phương pháp chủ yếu sau đây:

  • Nong bao quy đầu
  • Điều trị bằng thuốc
  • Phẫu thuật cắt bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu nếu không được can thiệp kịp thời trước khi trưởng thành có thể gây ra những tác động không tốt tới sự phát triển dương vật, dễ mắc viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và khả năng tình dục.

Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng như thế nào tới nam giới?

Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bộ phận sinh dục: Hẹp bao quy đầu khiến quy đầu không được lộ ra hoàn toàn, bao da bó khít lấy quy đầu nên kích thước dương vật không được phát triển hoàn thiện, nam giới vì thế mà luôn tự ti vì dương vật ngắn nhỏ, mất thẩm mỹ.

Gây khó khăn khi tiểu tiện: Nam giới mắc hẹp bao quy đầu thường rất khó khăn khi vệ sinh, tiểu đau và tiểu buốt, gây đau rát cho dương vật.

Vệ sinh cơ thể gặp khó khăn, gây ứ đọng nước tiểu - Là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm nam khoa: Nước tiểu tích tụ tại bao da không thoát hết hoàn toàn mà đọng lại một chút, nếu không biết giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm nam khoa như: Viêm bao quy đầu, viêm quy đầu, viêm niệu đạo và nghiêm trọng nhất là ung thư dương vật.

Gây khó khăn cho sinh hoạt tình dục: Khi dương vật cương cứng, hẹp bao quy đầu khiến vùng da bao quy đầu căng giãn, quy đầu bị bó chặt gây đau, khó chịu. Nam giới vì thế gây khó khăn trong quá trình quan hệ, gây dương vật bị sỉu khi quan hệ có thể  không thể giao hợp được, không thỏa mãn trong giao hợp. Nhiều trường hợp bị chảy máu, rách bao quy đầu và ám ảnh tình dục ở những lần sau đó.

Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng như thế nào tới nữ giới?

Phụ nữ quan hệ với nam giới bị hẹo bao quy đầu thường hay bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục: Khi nam giới bị hẹp bao quy đầu môi trường bẩn chứa nhiều vi khuẩn khi quan hệ sẽ đưa vi khuẩn gây bệnh vào âm đạo gây viêm nhiễm cho chị em

Hẹp bao quy đầu nên bộ phận sinh dục của nam giới thường có mùi hôi khó chịu gây cảm giác khó chịu cho phụ nữ khi quan hệ 

Phòng ngừa hẹp bao quy đầu

Rất khó để có thể liệt kê ra chính xác những biện pháp phòng ngừa hẹp bao quy đầu bởi bệnh có thể xuất phát do bẩm sinh hoặc nhiều nguyên nhân bên ngoài khác.

Dưới đây là một số lưu ý giúp nam giới hạn chế rủi ro mắc bệnh hẹp bao quy đầu do bệnh lý:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Lựa chọn quần áo, đồ lót chất liệu mềm mịn, thấm hút, không mặc quần lót chật chội
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Khám nam khoa định kỳ

Hẹp bao quy đầu cần được điều trị trong thời gian sớm tránh những trường hợp chuyển biến nặng hơn gây viêm nhiễm thậm chí là ung thư. Người bệnh cần tự giác nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ các phương pháp điều trị để có thể cải thiện bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết