Có rất nhiều cấu trúc quan trọng đi qua xương chũm nên khi viêm xương chũm, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Hiểu rõ về bệnh viêm tai xương chũm giúp phòng tránh và có hành động kịp thời khi gặp phải tình trạng này.
Xương chũm là một khối xương nhỏ lồi, nằm ngay phía sau tai có thể sờ được. Về mặt giải phẫu xương chũm nằm gần xương thái dương, đồng thời liên quan nhiều bộ phận quan trọng như màng não,mạch máu, các dây thần kinh.
Về cấu tạo, xương chũm tuy cứng nhưng bên trong xương lại mềm, xốp và có nhiều hốc khí gọi là tế bào hơi, gọi là xoang chũm. Phần xoang chũm lớn nhất gọi là sàn bào, từ sào bào có đường thông trực tiếp sang tai giữa, lớp niêm mạc lót trong sào bào liên tiếp với lớp niêm mạc của hòm nhĩ tai giữa. Sự thông thường này khiến cho các bệnh lý của tai giữa nếu không được điều trị sẽ lan truyền sang xương chũm gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xương chũm có tác dụng bảo vệ các tế bào lông nhỏ trong tai, điều chỉnh áp lực vùng tại vì bảo vệ xương thái dương khi có chấn thương.
Viêm xương chũm là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở các tế bào hơi của xương chũm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó viêm xương chũm trẻ em hay gặp hơn.
Viêm xương chũm chia thành hai thể chính:
Các triệu chứng của bệnh viêm tai xương chũm diễn biến khác nhau ở từng thể bệnh cấp tính hay mạn tính. Một vài triệu chứng hay gặp bao gồm:
Các triệu chứng có thể thay đổi trên từng bệnh nhân, có thể rất rõ ràng nhưng cũng có thể bị che lấp trên nền người bệnh suy giảm miễn dịch và có nhiều bệnh lý nền.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng, phần lớn các trường viêm xương chũm là do bệnh từ tai giữa, viêm tai giữa cấp tính tiến triển hoặc không được điều trị triệt để gây viêm nhiễm sang vùng xương chũm. Các nguyên nhân gây viêm nhiễm chủ yếu là vi khuẩn, một số ít do virus và nấm.
Một số nhiễm khuẩn từ phổi như viêm phổi do Haemophilus influenzae, tụ cầu liên cầu … cũng là nguy cơ gây viêm xương chũm.
Ngoài ra, các yếu tố như hạn chế thông khí của vòi nhĩ (Eustache) và tiếp xúc với các chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dù vậy nhưng không phải trường hợp viêm tai xương chũm nào cũng có thể tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gây bệnh.
Chẩn đoán viêm tai xương chũm thường được xác định thông qua quá trình bệnh diễn biến kết hợp kiểm tra lâm sàng, chẳng hạn như việc sử dụng nội soi để kiểm tra tai, có thể thấy lỗ thủng màng nhĩ, đánh giá chức năng nghe và các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hay CT-scan để đánh giá tình trạng tai giữa.
ngoài ra các bác sĩ có thể đề xuất làm thêm xét nghiệm công thức máu và các xét nghiệm cơ bản khác phục vụ quá trình chẩn đoán và điều trị.
Phương pháp cơ bản để điều trị viêm tai xương chũm bao gồm nội khoa và điều trị ngoại khoa, việc lựa chọn và phối hợp phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm xương chũm có thể khó điều trị vì thuốc có thể không thấm sâu vào xương cộng với hiện nay tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Tình trạng này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Mặc dù thuốc kháng sinh là trọng tâm trong điều trị viêm xương chũm, nhưng nếu chỉ dùng riêng thuốc kháng sinh, theo các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ biến chứng là 8,5%. Vì thế tùy thuộc vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Dựa vào vị trí của mỏm chũm, nhiễm trùng cơ hội có thể lan vào trong não hoặc lan ra ngoại vi. Các biến chứng ngoài sọ của viêm xương chũm cấp tính bao gồm:
Biểu hiện nội sọ của viêm xương chũm cấp tính xảy ra ở 6% đến 23% trường hợp. Những bệnh nhân này thường sẽ có các dấu hiệu khám thực thể liên quan đến nội sọ, bao gồm co giật, cứng gáy, đau đầu và thay đổi ý thức. Các biến chứng nội sọ nguy hiểm có thể gặp như:
Bệnh viêm tai xương chũm là một bệnh lý gây triệu chứng khó chịu và có các biến chứng nguy hiểm, chúng ta không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu của bệnh. Hiểu rõ về bệnh viêm tai xương chũm để có ý thức phòng tránh và điều trị dứt điểm các bệnh của tai giữa ngay từ sớm để tránh những hệ lụy không đáng có.