Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì? - Ảnh: BookingCare

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tác giả: - Xuất bản: 04/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Người bị hội chứng ruột kích thích rất nhạy cảm với một số loại thức ăn, vì chúng gây ra các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hoá. Thông qua bài viết sau đây, chúng ta tìm hiểu xem người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới, trong đó phụ nữ có nhiều khả năng mắc IBS cao hơn gấp đôi nam giới. Kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thông qua thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bệnh hội chứng ruột kích thích. 

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hoá, từ dạ dày đến ruột già. Đây là tình trạng mãn tính không có biện pháp  chữa trị dứt điểm, Tuy nhiên,  việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có tác dụng giúp cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng mà không cần sử dụng thuốc.

Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bị hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu  như: 

  • Đầy hơi chướng bụng
  • Đau bụng
  • Thay đổi thói quen đại tiện: tiêu chảy, táo bón, hoặc tiêu chảy xen kẽ với táo bón.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích bùng phát. Bệnh nhân có thể áp dụng chế độ ăn ít FODMAP. Chế độ ăn ít FODMAP ra đời ở Úc vào năm 2010 khi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash phát hiện ra rằng việc hạn chế thực phẩm chứa nhiều FODMAP có thể giúp giảm các triệu chứng IBS phổ biến đau bụng, đầy hơi, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.

FODMAP là viết tắt của Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols là thực phẩm chứa carbohydrate chuỗi ngắn khó được hấp thu ở ruột non. Một số người có thể bị cảm giác khó chịu ở đường tiêu hoá khi ăn những loại thức ăn này, các triệu chứng bao gồm: đau quặn bụng, đầy hơi, chướng hơi, tiêu chảy, táo bón.

Một số thực phẩm tốt nhất cho Hội chứng ruột kích thích, ít FODMAP bao gồm:

  • Thịt nạc: Protein trong thịt nạc có thể tiêu hóa dễ dàng, giúp bệnh nhân không bị đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn. Một số thức ăn chứa protein nạc tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích bao gồm: thịt lợn nạc như thịt thăn, thịt bò nạc, thịt gà trắng như ức gà, trứng gà…
  • Cá hồi và các loại cá khác chứa nhiều omega-3 (cá trích, cá tuyết đen, cá cơm, cá thịt trắng, cá mòi, cá thu,...) có tác dụng chống viêm mạnh.
  • Thực phẩm có hàm lượng FODMAP thấp như: ớt chuông, cà rốt, ngô, cà tím, khoai tây, khoai lang, cà chua, rau xà lách, bơ, chuối, việt quất, nho, kiwi, dứa, hạt hồ đào, hạt macca,...

Bạn đọc bị Hội chứng ruột kích thích lưu ý, thực phẩm có hàm lượng FORMAP  thấp không đồng nghĩa là nó sẽ hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa của bạn, nguyên tắc ở đây là thử nhiều loại thực phẩm trong danh sách này và từ từ tìm ra đâu là thứ phù hợp với mình. 

Một số mẹo khác cho người bị hội chứng ruột kích thích có triệu chứng táo bón là:

  • Uống nhiều nước.
  • Tránh caffein (trà, cà phê, sô cô la)
  • Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Ngoài ra, bạn đọc cũng nên hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều bữa nhỏ, tập  thiền hoặc các kỹ thuật thư giãn và bỏ thuốc lá. Hoạt động và tập thể dục thường xuyên làm giảm stress và giúp IBS ít tái phát hơn.

Chế độ ăn FODMAP
Người bệnh Hội chứng ruột kích thích có thể tham khảo chế độ ăn FODMAD - Ảnh: charlestongi.com

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn gì?

Tiêu thụ các loại thực phẩm không phù hợp có thể khiến triệu chứng của bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh

  • Lactose: Bệnh nhân có thể có tình trạng không dung nạp lactose (một loại đường trong sữa). Khi uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa có thể bị trướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Nếu muốn uống sữa nên dùng lượng ít mỗi lần, hạn chế dùng vào buổi sáng hoặc dùng sữa hạt  để hạn chế tình trạng này.
  • Ngoài ra, có một số trường hợp không dung nạp thực phẩm chứa Gluten. Gluten có trong bánh mì, ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen... 
  • Một số loại trái cây và rau quả: Trái cây có hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như táo, lê và dưa hấu, có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng kích ruột kích thích. Các loại rau họ cải cũng có thể góp phần làm bùng phát bệnh như súp lơ, bắp cải, hành tây, hẹ tây và măng tây.
  • Đậu và các loại đậu: Đậu có liên quan đến việc gây ra đầy hơi và chướng bụng ở những người không có hội chứng ruột kích thích. Những người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh đậu và các loại đậu càng nhiều càng tốt.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: Chất làm ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm ăn kiêng và không đường như: Kẹo cao su không đường, sản phẩm thay thế đường, kem không đường, soda ăn kiêng… Chúng thường khó dung nạp và có thể gây đầy hơi.

Với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, BookingCare mong bạn đọc có thể tránh và giảm bớt những triệu chứng, những đợt tái phát của hội chứng ruột kích thích.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết