Kinh nghiệm khám chữa Đái tháo đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 20/09/2018 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Kinh nghiệm khám chữa Đái tháo đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Xét nghiệm mãu là một trong những xét nghiệm thường quy khi đi khám chữa bệnh (Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Theo khảo sát mới đây của Viện Lão khoa Trung ương, trung bình một người cao tuổi có khoảng gần 3 bệnh hoặc rối loạn bệnh lý, điển hình là: tăng huyết áp, thoái hóa khớp, đái tháo đường (tiểu đường),sa sút trí tuệ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Người ta nói rằng có ít nhất một nửa trong số những người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường không biết mình đang mắc bệnh.

Người cao tuổi thường dễ mắc tiểu đường 

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.

Do những thay đổi đặc biệt về sinh lý và bệnh lý của người cao tuổi (trên 50 tuổi) nên người ta phải có những hiểu biết riêng về bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi này. Khi người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn trong điều trị.

Bệnh viện Lão khoa Trung ương có chuyên về đái tháo đường không?

Ngay trong tên gọi người ta có thể thấy được thế mạnh của Bệnh viện này là gì, đó là Lão khoa, là các bệnh lý thường gặp ở người già, là bệnh viện chuyên sâu về thăm khám và điều trị cho người trung và cao tuổi. Chưa bàn đến có chuyên về Nội tiết, đái tháo đường hay không, việc người bệnh cao tuổi lựa chọn đi khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã là một chọn lựa rất hợp lý rồi.

Nói về nội tiết, cụ thể là đái tháo đường ở người trung và cao tuổi, thì Bệnh viện Lão khoa là cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành về thăm khám, điều trị và quản lý bệnh nhân. Tư vấn giáo dục cho bệnh nhân về cách tiêm insulin, thử đường máu mao mạch, tự điều chỉnh thuốc, chế độ dinh dưỡng, tập luyện.

Bệnh viện cũng có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Có đội ngũ bác sĩ giỏi, có uy tín trong nghành và được bệnh nhân phản hồi tốt. Điển hình có PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền, PGS.TS.BS Hồ Thị Kim Thanh…

Người già dễ mắc các bệnh về Nội tiết
Người già dễ mắc các bệnh về Nội tiết, cụ thể là đái tháo đường (Ảnh: flickr)

Kinh nghiệm khám và điều trị đái tháo đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Hiện nay, người bệnh có thể chọn khám về tiểu đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương theo 2 cách: Khám tại Khoa khám bệnh và khám tại Khoa Khám theo yêu cầu.

1. Khám tại Khoa Khám theo yêu cầu 

  • Thời gian khám: thứ 2 - sáng thứ 7 (7h-12h và 13h-17h).
  • Khoa Khám theo yêu cầu nằm ở tầng 2 tòa nhà số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh nhân đi vào cửa chính tòa nhà, sau đó lên tầng 2 theo lối cầu thang phía bên trái, đi qua khu vực siêu âm, chụp chiếu sẽ đến khu Khám theo yêu cầu (khám Quốc tế). Bệnh nhân đến quầy đăng ký khám theo yêu cầu ở tầng 2 và đăng ký khám nội tiết, đái tháo đường, nhân viên sẽ hướng dẫn cụ thể.

Các bác sĩ tại Khoa Khám theo yêu cầu là các bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm, là Giáo sư, Tiến sĩ, các Trưởng khoa, Phó khoa trong bệnh viện thăm khám theo lịch. Tùy theo nhu cầu thăm khám mà người bệnh mà có thể tham khảo đăng ký khám với một số bác sĩ giỏi và có uy tín. Hiện nay có nhiều bác sĩ nội tiết giỏi khám tại Khoa Khám theo yêu cầu, trong đó điển hình có:

PGS. TS. BS Vũ Thị Thanh Huyền

  • Có kinh nghiệm hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực y khoa, Chuyên khoa nội tiết, đái tháo đường
  • Phó trưởng khoa khám bệnh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương 
  • Giảng viên Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. BS Hồ Thị Kim Thanh

  • Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Bác sĩ tại Phòng Khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Khoa khám theo yêu cầu
Khoa khám theo yêu cầu nằm ở tầng 2 tòa nhà (Ảnh: BookingCare)

2. Khám tại Khoa Khám bệnh 

  • Khoa Khám bệnh làm việc từ thứ 2 - thứ 6, 7h30 – 16h30
  • Khoa nằm ở tầng 1, Nhà 6 tầng (Nhà B) tòa nhà Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Khu khám bệnh rất dễ tìm nên người bệnh có thể yên tâm.

Hiện nay, Khoa Khám bệnh có khám nhiều phòng khám chuyên khoa khác nhau, trong đó nội tiết là một chuyên khoa mạnh, và được chú trọng tại Khoa Khám bênh. 

Khoa Khám bệnh có vị trí tại tòa nhà khu điều trị kỹ thuật cao với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp gồm 11 phòng khám và khu vực lấy máu xét nghiệm, khu vực chờ cho người bệnh và người nhà. Hệ thống cận lâm sàng phục vụ cho hoạt động của Khoa Khám bệnh bao gồm hệ thống xét nghiệm hiện đại của Khoa Xét nghiệm, cho kết quả chính xác và nhanh chóng. 

Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Khu đăng ký và làm thủ tục khám Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Ảnh: BookingCare)

Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám tiểu đường

1. Chuẩn bị trước ngày đi khám bệnh

  • Uống đầy đủ và đúng giờ tất cả các loại thuốc theo đơn hoặc sổ y bạ. Điều này giúp thầy thuốc đánh giá chính xác hiệu quả điều trị. Nếu đã hết thuốc mà chưa đi khám bệnh được theo hẹn thì nên mua tiếp thuốc để duy trì kết quả điều trị.
  • Một số bệnh nhân để hết thuốc một vài ngày mới đi khám, khi xét nghiệm thấy đường máu tăng cao thì không thể lý giải được đó là do thuốc hạ đường máu không/chưa có hiệu quả hay là do bỏ thuốc.
  • Không nên thay đổi nhiều chế độ ăn và tập luyện vì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét nghiệm máu.
  • Ghi lại những điều mà bạn thấy bất thường hoặc những điều bạn muốn biết… về bệnh, về biến chứng của bệnh ĐTĐ để hỏi bác sĩ.
  • Nếu bạn cần phải làm xét nghiệm máu thì không nên ăn sau 10h đêm của ngày trước khi đi khám.

2. Bệnh nhân đái tháo đường thường làm những xét nghiệm gì khi đi khám

Tùy từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định làm những loại xét nghiệm gì. Có người chỉ cần làm 1 loại xét nghiệm, nhưng có người làm đến 3,4 loại xét nghiệm khác nhau. Thông thường sẽ có các loại sau:

  • Nhìn chung, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm đường máu (mao mạch hoặc tĩnh mạch) ở tất cả các lần khám.
  • Làm các xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan, thận, acid uric, HbA1C mỗi 3-6 tháng.
  • Xét nghiệm nước tiểu nên được làm mỗi lần đi khám vì nó khá đơn giản, rẻ tiền và có nhiều giá trị như phát hiện biến chứng thận, nhiễm khuẩn tiết niệu…
  • Các xét nghiệm khác như điện tim, soi đáy mắt cũng cần được thực hiện mỗi 6-12 tháng, kể cả khi không có triệu chứng gì. Lý do là ở bệnh nhân đái tháo đường các biến chứng võng mạc (đáy mắt),suy mạch vành có khi hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng nên nếu không làm xét nghiệm định kỳ thì có thể bỏ sót các biến chứng này.
  • Một số bệnh nhân khi đến khám sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm đặc biệt khi bác sĩ nghi ngờ họ có những biến chứng đặc biệt, ví dụ xét nghiệm công thức máu khi bệnh nhân có suy thận, siêu âm tim khi họ có suy tim, siêu âm bụng…

Tóm lại, để điều trị thành công bệnh đái tháo đường thì bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bệnh nhân cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo từ vài ngày trước khi đi khám bệnh. Cần chủ động trao đổi với thầy bác sĩ về lối sống, chế độ ăn, thuốc, đường máu…

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://benhvienlaokhoa.vn/khoa-noi-tiet-chuyen-hoa
2. http://benhvienlaokhoa.vn/truoc-khi-den
3. https://bvcdn.org.vn/vi/tu-van/92-dai-thao-du-ng-ngu-i-cao-tu-i.html
4. http://vip12clinic.com/benh-nhan-dai-thao-duong-chuan-bi-nhu-the-nao-cho-ngay-di-kham-benh-ct79.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/